Nguyễn Thị Tuyết Nhung

Tư vấn về vấn đề làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan nhà nước

Luật sư tư vấn về vấn đề làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan nhà nước và trách nhiệm pháp lí phải chịu. Cụ thể như sau:

 

Năm 2014 e nhờ dịch vụ làm chứng chỉ hành nghề dược để mở nhà thuốc, 1 người bạn quen, sau khi có dự định làm chứng chỉ hành nghề để mở nhà thuốc trên đó nhưng kinh doanh ko đc như dự định, em quay về lại sài gòn và dự định mở ở quận 12 quá trình làm thủ tục hồ sơ em vẫn làm theo từng bước theo thủ tục hành chính, đến khi giấy tờ đưa lên sở thì sở y tế chuyển hồ sơ e qua thanh tra sở y tế phối hợp với đơn vị công an phòng pc và báo hồ sơ em bị sở y tế loại bỏ, và ghép vào tội dùng giấy tờ giả qua mặt công an nhà nước, đối diện với sở thanh tra, công an em trình bày tường tận nội dung và quá trình em làm hồ sơ chứng chỉ 1 cách chi tiết và tường tận, nhưng cuối cùng bên công an họ kết luận số điện thoại em đưa ko có tên người đó...mọi thông tin em đưa ra ko có. Vậy em xin hỏi luật sư, việc vô tình nhờ dịch vụ làm chứng chỉ hành nghề mà hoàn toàn ko biết nó là giả thì có bị kết tội với hành vi "dùng giấy tờ giả qua mặt cơ quan nhà nước" có cấu thành tội phạm ko ạ, em đã hợp tác thật tình trong sự việc trên, giờ những người đã làm giấy tờ đó cho em, em ko tài nào liên lạc được, xin luật sư tư vấn dùm em, em rối lắm ạ, ko lẽ chỉ có cái chết mới chứng minh được lời mình nói là thật, em rất mong nhận được sư tư vấn của luật sư, em cám ơn ạ!

 

Trả lời tư vấn:  Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Minh Gia! Trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Theo quy định tại Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện ban hành kèm theo Luật đầu tư 2014 thì ngành nghề kinh doanh khám chữa bệnh là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Chính vì vậy, khi kinh doanh ngành nghề này cần có những văn bằng chứng chỉ theo quy định của pháp luật. Việc bạn sử dụng giấy tờ giả thì có thể bị khép vào tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức theo quy định tại Điều 267, Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009:

 

“Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

 

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:

 

a) Có tổ chức;

 

b) Phạm tội nhiều lần;

 

c)  Gây hậu quả nghiêm trọng;

 

d) Tái phạm nguy hiểm.

 

3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bốn năm đến bảy năm.

 

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi  triệu đồng”

 

Theo đó, tội phạm này được xét bởi những hành vi:

 

Thứ nhất, làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan Nhà nước, tổ chức: là hành vi của người không có thẩm quyền cấp các giấy tờ đó nhưng đã tạo ra các giấy tờ đó bằng những phương pháp nhất định để coi nó như thật. Việc làm giả này có thể là giả toàn bộ hoặc chỉ từng phần (tiêu đề, chữ ký, con dấu, nội dung…). Hành vi phạm tội này hoàn thành kể từ khi người không có thẩm quyền tạo ra được con dấu, tài liệu, các giấy tờ giả của một cơ quan Nhà nước, tổ chức nhất định (kể cả cơ quan Nhà nước hay tổ chức đó không có thật hoặc đã bị giải thể). Điều luật không yêu cầu việc “làm” giả này phải nhằm sử dụng hoặc đã sử dụng vào mục đích gì.

 

Thứ hai, sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả khác của cơ quan Nhà nước, tổ chức để lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân. Đây là trường hợp người phạm tội không có hành vi “làm” giả các đối tượng trên nhưng đã có hành vi “sử dụng” chúng để lừa dối cơ quan Nhà nước, tổ chức hoặc công dân. “Lừa dối” ở đây có nghĩa là người phạm tội sử dụng các đối tượng đó trong giao dịch với cơ quan Nhà nước, tổ chức hoặc công dân khiến cho các đối tác giao dịch tin đó là đối tượng thật.

 

Hành vi sử dụng con dấu, giấy tờ trong là sử dụng các con dấu, giấy tờ được tạo ra từ nguồn gốc không đúng thẩm quyền. Đối với hành vi sử dụng, tội phạm hoàn thành khi người phạm tội có hành vi sử dụng các đối tượng trên để lừa dối cơ quan Nhà nước, tổ chức hoặc công dân, không cần xảy ra hậu quả.

 

Như vậy, đối với trường hợp của bạn, bạn có thể bị khép vào hành vi sử dụng giấy tờ giả để qua mặt cơ quan tổ chức vì bạn đã nộp hồ sơ (bao gồm giấy tờ giả đó) lên sở y tế. Với hành vi đó, bạn có thể bị xử phạt hành chính hoặc phạt tù với mức phạt như trên tùy theo mức độ gây thiệt hại của hành vi.

 

Tuy nhiên, theo như bạn có đề cập thì bạn có nhờ dich vụ làm chứng chỉ mà không hề hay biết giấy tờ mà họ làm cho bạn là giả và bạn hoàn toàn không vì mục đích muốn lừa gạt cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi đó, nếu bạn có thể có giấy tờ chứng minh mình bị lừa dối (hợp đồng dịch vụ…) hoặc việc làm của bạn chưa gây ra hậu quả gì nghiêm trọng thì có thể bạn chỉ bị phạt hành chính mà không bị chịu trách nhiệm với hành vi đó.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

Trân trọng.
CV tư vấn: Hoàng Thị Linh - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo