Trần Phương Hà

Tư vấn về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

Mẹ em làm nghề mua lúa. Trong khi làm việc có hợp tác làm việc với 1 anh tên Cương. Mẹ em cho mượn chi tiền đặt cọc mua lúa. Nhưng khi đến lúc thu hoạch anh Cương đã đơn phương cố ý lấy tay đập mạnh lên đầu mẹ e. Khi xảy ra chuyện có một số người xung quanh. Khi về mẹ e có triệu chứng nhức đầu muốn ói, phải nằm viện 3-4 ngày và được bác sĩ chuẩn đoán bị tổn thương não, và một số chịu chứng khác( có giấy tờ đầy đủ của bác sĩ ).

 

Anh Cương không hoàn trả số tiền mà mẹ em đã hợp đồng giao kèo (trên 5tr). Trong lúc nằm viện mẹ e không đi làm được, và nghỉ dưỡng sức 1 2 ngày nữa. Mẹ em làm đơn kiện anh Cương trên huyện và huyện yêu cầu 2 bên gặp mặt hoà giải nói chuyện trước. Nhưng anh Cương đơn phương cắt đứt liên lạc, trốn tránh trách nhiệm không liên hệ gặp mặt.

 

Câu hỏi tư vấn:Em muốn hỏi luật sư cách trình bày đơn kiện như thế nào? Anh Cương phạm những tội gì? Mẹ em được bồi thường những khoản nào? Tòa án hay công an giải quyết? Nếu huyện không phân sử được em có thể nộp đơn lên đâu để giải quyết nhanh chóng? 

 

Trả lời tư vấn: Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn đến công ty Luật Minh Gia, với trường hợp của bạn, Công ty tư vấn như sau:

 

1.Hành vi phạm tội của Cương

 

Theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác như sau: 

 

“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

 

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

 

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

 

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

 

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

 

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

...”

 

Như vậy, Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm, từ 31% đến 60% thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

 

Đối với trường hợp trên của bạn, Cường đã cố ý lấy tay đập mạnh lên đầu mẹ bạn, tuy nhiên bạn không nêu rõ bác sỹ chuẩn đoán mẹ bạn có tỷ lệ thương tật bao nhiêu %, nên không thể xác định được khung hình phạt đối với hành vi của Cương.

 

Căn cứ vào dữ liệu bạn nêu thì bác sỹ có chuẩn đoán mẹ bạn bị tổn thương não và phải nằm viện 3-4 ngày và một số chịu chứng khác (có giấy tờ đầy đủ của bác sỹ). Do đó, trường hợp này có thể thuộc trường hợp “Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân”, nên Cường có thể phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Và Cương có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

 

2. Về thủ tục khởi kiện

 

 Đối với tội cố ý gây thương tích, bạn có thể tiến hành tố giác tội phạm theo yêu cầu của người bị hại,

 

Theo quy định tại Điều 144 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về việc tố giác và tin báo về tội phạm như sau:

 

Điều 144. Tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

 

1. Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.

 

2. Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.

 

3. Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm...”

 

Như vậy, Việc tố giác tội phạm hình sự  có thể được thể hiện dưới hình thức đơn hoặc trình bày trực tiếp. Nếu trình bày trực tiếp thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của người tố giác. Đơn yêu cầu khởi tố có chữ ký hoặc điểm chỉ của người yêu cầu. Đối với trường hợp trên của bạn, bạn có thể gửi đơn tố giác tới Tòa án nhân dan cấp huyện hoặc viện kiểm sát, cơ quan điều tra. 

 

Mẫu đơn tố giác tội phạm, bạn có thể tham khảo mẫu đơn sau: 

 

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – hạnh phúc
---------------------

 

ĐƠN TỐ GIÁC TỘI PHẠM

 Kính gửi:

Chúng tôi là: ................................................................ Chức vụ: ...................................

Nghề nghiệp: .................................................................................................................

Chỗ ở hiện tại: ...............................................................................................................

Đăng ký hộ khẩu thường trú: ...........................................................................................

Chúng tôi làm đơn này tố giác các hành vi vi phạm pháp luật hình sự của ông/bà ...............;

Chức vụ: ......................... về việc ..................... bao che, xử lý qua loa, cố tình che giấu tội phạm.

Cụ thể:

Ngày....../....../...........,......................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

Từ sự việc và phân tích kể trên đã thấy rõ hành vi sai phạm như sau:

1 ......................................................................................................................................

2 ......................................................................................................................................

3 ......................................................................................................................................

4 ......................................................................................................................................

Theo quy định của pháp luật hiện hành, Ông/bà ............................... đã vi phạm điều ................., luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Chúng tôi xin tường trình, báo cáo sự việc và đề nghị cơ quan điều tra các nội dung liên quan tới những hành vi phạm pháp của đương sự bằng văn bản để xử lý hành vi vi phạm pháp luật của ông/bà ..............................

Nay chúng tôi làm đơn này và trân trọng gửi kèm theo các bài báo phanh phui sai phạm của ông/bà .............................. tới cơ quan chức năng để tố giác các hành vi vi phạm pháp luật hình sự của ông/bà .................................. Kính đề nghị quý cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ để bảo đảm việc tuân theo pháp luật được thực thi nghiêm túc.

Kính đơn!

                                                               ............., ngày........tháng......năm............
                                                                               Những người tố giác

 

3.Bồi thường

 

Đối vời trường hợp trên nếu mẹ bạn bị thương tật dưới 11% và không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì  bạn vẫn có thể làm đơn tố cáo cơ quan có thẩm quyền phạt hành chính .Căn cứ vào điểm e Khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về trật tự công cộng như sau:

 

“3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

 

e) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác;”

 

Ngoài ra bạn có thể yêu cầu người gây thương tích bồi thường thiệt hại cho gia đình mình.Theo Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP thì việc bồi thường thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:

 

1. chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

 

2. thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại;

 

3. chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị;

 

4. chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc;

 

5. khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khoẻ bị xâm phạm.

 

4. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết

 

Theo quy định tại Điều 268 Luật tố tụng hình sự 2015 quy định về thẩm quyền của tòa án các cấp như sau:

 

" Điều 268. Thẩm quyền xét xử của Tòa án

 

1. Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ những tội phạm:

 

a) Các tội xâm phạm an ninh quốc gia;

 

b) Các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh;

 

c) Các tội quy định tại các điều 123, 125, 126, 227, 277, 278, 279, 280, 282, 283, 284, 286, 287, 288, 337, 368, 369, 370, 371, 399 và 400 của Bộ luật hình sự;

 

d) Các tội phạm được thực hiện ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

..."

 

Tại Điều 171 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 cũng quy định:

 

" Điều 269. Thẩm quyền theo lãnh thổ

 

1. Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự là Tòa án nơi tội phạm được thực hiện. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được nơi thực hiện tội phạm thì Tòa án có thẩm quyền xét xử là Tòa án nơi kết thúc việc điều tra.

 

2. Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu xét xử ở Việt Nam thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú cuối cùng của bị cáo ở trong nước xét xử. Nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng ở trong nước của bị cáo thì tùy trường hợp, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định giao cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh hoặc Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng xét xử..."

 

Như vậy, với trường hợp của bạn bạn phải làm đơn kiện lên Tòa án nhân dân cấp huyện nơi tội phạm được thực hiện, xử lý đối với hành vi phạm tội cuả Cương.

 

Nếu không đồng ý với bản án, phán quyết của Tòa án nhân dân cập huyện, bạn có thể làm đơn kháng cáo bản án, phán quyết bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp huyện. Đơn kháng cáo phải được gửi cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo.

 

Trân trọng.
Luật gia / CV tư vấn: Giàng Thị Minh - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo