Triệu Lan Thảo

Trường hợp cưỡng đoạt tài sản, bị xử lý như thế nào?

Chào anh chị! cách đây 3 tháng bạn em có cầm cố 1chiếc xe máy với số tiền là 22tr đồng và cho em mượn với số tiền là 4triệu đồng. Cả 2 bên đã thỏa thuận là trong vòng 4 tháng em sẽ hoàn trả lại số tiền đó!

Chào anh chị! cách đây 3 tháng bạn em có cầm cố 1chiếc xe máy với số tiền là 22tr đồng và cho em mượn với số tiền là 4triệu đồng. Cả 2 bên đã thỏa thuận là trong vòng 4 tháng em sẽ hoàn trả lại số tiền đó! Cả 2 bên đều không làm giấy vay mượn gì cả vì em cũng xác định là sẽ trả khoản tiền đó! Nhưng rồi đến lúc đến hạn phải lấy chiếc xe đó ra bạn em yêu cầu em phải hoàn tiền nhưng vì chưa nhận được lương nên em không có tiền để trả ngay lúc đó! Sau chiếc xe đó bị thanh lý và bạn em bắt em phải bồi thường thiệt hại chiếc xe đó! Mặc dù em đã có tiền để trả khoản nợ đó về sau nhưng bạn em hoàn toàn bắt em phải bồi thường và đền chiếc xe vì đợi tiền của em mà làm mất xe bạn ấy. Sau một thời gian bạn ấy có hẹn em ra quán cà phê để nói chuyện thì hôm ấy bạn đó có gọi theo rất nhiều người. Hôm đó em có đi cùng 1 thằng em và bạn ấy đã ép em phải mượn 1 chiếc máy ảnh trị giá 15 triệu đồng mang đi cầm cố với số tiền là 3tr5 rồi sau đó không đưa giấy để em chuộc máy. Vì sợ mất máy nên em đã báo mất máy với bên tiệm cầm đồ. Tới hạn lên lấy, đám người đó lại lên đe dọa sẽ bắt em đi và không cho em lấy chiếc máy ảnh đó, hiện tại đám người đó đang giữ tài sản của đứa em trai em là chiếc máy ảnh và hoàn toàn không có ý định trả lại. Vậy bên luật sư có thể tư vấn cho em, em có thể khởi kiện đám người đó ra tòa vì tội cưỡng bức tài sản được không ạ. Mặc dù giờ em mang tiền trả mà đám người đó vẫn không chịu và vẫn muốn em phải bồi thường chiếc xe có đúng không ạ ? Mong bên luật sư tư vấn giúp , em xin chân thành cảm ơn ạ !

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Theo Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về Cầm cố tài sản:

 

“Điều 309. Cầm cố tài sản

 

Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

 

Điều 310. Hiệu lực của cầm cố tài sản

 

1. Hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

 

2. Cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố.

 

Trường hợp bất động sản là đối tượng của cầm cố theo quy định của luật thì việc cầm cố bất động sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

 

Như vậy, trong trường hợp bên cầm cố thực hiện không đúng hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình thì tài sản phải được xử lý theo phương thức do các bên đã thỏa thuận hoặc được bán đấu giá theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ. Nếu chủ hiệu cầm đồ muốn trực tiếp bán chiếc xe cho người khác thì phải có sự thỏa thuận trước với bên cầm cố tài sản.

 

“Điều 307. Thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp

 

1. Số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp được thanh toán theo thứ tự ưu tiên quy định tại Điều 308 của Bộ luật này.

 

2. Trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì số tiền chênh lệch phải được trả cho bên bảo đảm.

 

3. Trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì phần nghĩa vụ chưa được thanh toán được xác định là nghĩa vụ không có bảo đảm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bổ sung tài sản bảo đảm. Bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ được bảo đảm phải thực hiện phần nghĩa vụ chưa được thanh toán.”

 

Trong trường hợp trên thì giá trị chiếc xe lớn hơn giá trị số tiền vay nên nếu như bên nhận cầm cố thanh lý chiếc xe này thì phần chênh lệch phải được trả lại cho bạn của bạn.

 

Theo Điều 135 Bộ luật hình sự quy định về tội cưỡng đoạt tài sản như sau:

 

"1. Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

 

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

 

a) Có tổ chức;

 

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

 

c) Tái phạm nguy hiểm;

 

d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

 

đ) Gây hậu quả nghiêm trọng."

 

Căn cứ vào thông tin bạn cung cấp, với hành vi của em bạn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo Khoản 1 Điều 135 Bộ luật hình sự, có thể bị phạt tù từ một năm đến năm năm. Còn việc ra quyết định hình phạt cụ thể sẽ thuộc về thẩm quyền của Tòa án.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

Trân trọng.
 CV tư vấn: Hoàng Thủy Tiên - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo