Hoàng Thị Nhàn

Nhặt được tài sản, không trả lại có phải chịu TN hình sự không?

Thực tế, có nhiều trường hợp nhặt được tài sản do người khác đáng rơi, bỏ quên nhưng chưa biết phải xử lý tài sản như thế nào, vấn đề xác lập quyền sở hữu đối với tài sản này được quy định ra sao, trong phạm vi bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.

1. Luật sư tư vấn về vấn đề xác lập quyền sở hữu tài sản đối với tài sản đánh rơi, bỏ quên

Pháp luật dân sự hiện hành quy định khi phát hiện tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà biết được người đáng rơi, bỏ quên thì phải thông báo hoặc phải trả lại tài sản cho người đó, trường hợp không biết địa chỉ của người đánh rơi, bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan công an để thông báo cho chủ sở tài sản biết đến nhận lại tài sản của mình.

Thực tế, có nhiều trường hợp người phát hiện được tài sản bị đáng rơi hoặc bỏ quên nhưng không trả lại hoặc không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền biết, với những trường hợp đó thì trách nhiệm pháp lý được đặt ra như thế nào? Nếu bạn có vướng mắc về vấn đề này thì bạn có thể liên hệ với Luật sư của chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

Bạn có thể gửi yêu cầu tư vấn hoặc gọi: 1900.6169 để được hỗ trợ giải đáp vướng mắc.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tình huống chúng tôi xử lý sau đây để có thêm kiến thức trong lĩnh vực này.

2. Làm thế nào khi nhặt được tài sản người khác đánh rơi?

Nội dung tư vấn: Em có nhặt được cái iphone 6 trên xe buýt (ngay ghế tôi ngồi) do ai đó rớt lại. Vì món tài sản quá lớn nên em không tìm cách liên hệ trả lại mà đem bán cho bác Tám của em. Trớ trêu là chủ điện thoại lại là bạn bác Tám. Bạn bác Tám nhận ra điện thoại đó, ông chứng minh được là của ông ấy (có icloud), mà Bác Tám em không chịu trả lại, ổng nói điện thoại ổng mua của em, giờ kêu em ra đối chất. Vậy em có vi phạm pháp luật gì không ? em phải giải quyết làm sao cho đúng luật?

Trả lời tư vấn: Trường hợp của bạn công ty chúng tôi xin tư vấn như sau:

Như bạn nói ở trên bạn nhặt được chiếc điện thoại rơi trên xe bus theo đó, bạn phải thực hiện trách nhiệm theo quy định tại Điều 230 Bộ luật Dân sự 2015 quy định tại  Điều 230 như sau:

“Điều 230. Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên

1. Người phát hiện tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho người đó; nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.

Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã đã nhận tài sản phải thông báo cho người đã giao nộp về kết quả xác định chủ sở hữu.

2. Sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai về tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận thì quyền sở hữu đối với tài sản này được xác định như sau:

a) Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bỏ quên có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người nhặt được được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp tài sản có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì sau khi trừ chi phí bảo quản, người nhặt được được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước;

b) Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì tài sản đó thuộc về Nhà nước; người nhặt được tài sản được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.”

Như vậy bạn có trách nhiệm thông báo hoặc giao nộp điện thoại đến UBND xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan công an gần nhất. Tài sản trên không thuộc quyền sở hữu của bạn nên bạn không có quyền bán. Tuy nhiên bạn đã không trả lại mà bán cho ông Tám. Hợp đồng mua bán chiếc điện thoại giữa bạn và bác Tám là vô hiệu, hai bên trả lại cho nhau nhưng gì đã nhận.

Trong trường hợp này nếu bạn ông Tám chứng minh được chiếc điện thoại là của ông ấy thì ông ấy có quyền đòi lại chiếc điện thoại từ người đang chiếm hữu chiếc điện thoại là bác Tám. Căn cứ vào Điều 167 Bộ luật Dân sự 2015:

“Điều 167. Quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình

Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.”

Như vậy, bác Tám có nghĩa vụ hoàn trả chiếc điện thoại cho bạn, bạn đưa lại tiền đã nhận cho bác Tám. Đồng thời bạn phải trả lại chiếc điện thoại lại cho chủ sở hữu là bạn bác ấy. Trường hợp bác Tám hoặc bạn cố tình không trả lại thì bác Tám/bạn  có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự căn cứ theo quy định tại Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017:

“Điều 176. Tội chiếm giữ trái phép tài sản

1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội chiếm giữ tài sản tội giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”

>> Luật sư tư vấn quy định về nhặt được tài sản, gọi: 1900.6169

------------------

Câu hỏi thứ 2 - Rút tiền từ thẻ ATM do nhặt được có phạm tội không?

Em có nhặt được 1 thẻ ATM và 1 số giấy tờ photo. em tò mò vào trạm ATM thử xem và có rút được trong thẻ 400 nghìn đồng. Sau khi em rút được số tiền nên e đã vức cái thẻ đi. Khi về nhà thấy việc làm của mình là sai, em đã đến ngân hàng nộp lại tiền vào tài khoản. Em đã làm nói chuyện với chủ thẻ và người ta nói em là cố ý chiếm đoạt tài sản của người khác. Cho em hỏi trường hộp này em có vi phạm pháp luật không ? em phải làm như thế nào khi người chủ thẻ kiện ? em cảm ơn.

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự sau đây:

>> Rút tiền từ tài khoản của người khác bị tội gì?

>> Mức xử phạt hành chính với hành vi trộm cắp tài sản

Hành vi có a/c có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản. Tuy nhiên, số tiền chiếm đoạt được chỉ là 400.000 đồng nên chưa cấu thành tội phạm , vì vậy hành vi này có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức từ 1 triệu đến 2 triệu đồng. 

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo