Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Người say rượu lái xe gây tai nạn thì xử lý thế nào?

Năm 2019 đáh dấu một sự thay đổi lớn trong việc xử lý vi phạm luật giao thông khi mức phạt đối với các hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ tại nghị định 100/2019 NĐ-CP, điều này sẽ góp phần giảm những thiệt hại từ tai nạn giao thông. Đặc biệt, khi tham gia giao thông sau khi sử dụng rượu bia sẽ dẫn khiến người điều khiển không làm chủ được hành vi của mình. Vậy chế tài đối với hành vi này như thế nào?

1. Luật sư tư vấn về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Phương châm “đã uống rượu thì không lái xe” đã là phương châm mà chúng ta đã hưởng ứng và thực hiện trong suốt những năm vừa qua. Song không phải ai cũng có ý thức chấp hành điều này, thậm chí khi bị phát hiện còn có hành vi phản kháng như không ký vào biên bản xử phạt vi phạm hành chính, bỏ xe chạy trốn hoặc thực hiện hành vi đưa tiền hối lộ cho lực lượng chức năng. Tất cả những hành vi đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến con số về tai nạn giao thông gia tăng đáng kể.

Vì tất cả những lý do trên, mỗi người khi tham gia giao thông phải ý thức được hành vi của mình có thể gây thiệt hại cho người khác hay không. Bên cạnh đó, để đảm bảo quyền lợi của mình người tham gia giao thông phải có sự hiểu biết các quy định về pháp luật nói chúng và an toàn giao thông nói riêng. Nếu bạn đang gặp khó khăn về vấn đề này, đừng ngần ngại hãy liên lạc với chúng tôi qua hotlline 1900.6169 để được hỗ trợ và giải đáp những thắc mắc các vấn đề pháp lý.

Bên cạnh đó, để giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, Luật Minh Gia xin gửi đến bạn tình huống dưới đây để bạn có thể tham khảo và đưa ra hướng giải quyết phù hợp.

2. Uống rượu bia rồi tham gia giao thông sẽ xử lý như thế nào?

Hỏi: Lái xe uống rượu say, điều khiển xe ô tô với tốc độ cao gây tai nạn làm chết một người rồi bỏ chạy thì bị xử lý như thế nào? chiếc xe gây tai nạn xử lý thế nào?, trân trọng cảm ơn.

Trả lời: Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến bộ phận luật sư Hình sự - Công ty Luật Minh Gia, đối với trường hợp trên chúng tôi tư vấn như sau:

Tại Điều 260 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về tội vi phạm quy định giao thông đường bộ như sau:

“1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;

b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;

c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ) Làm chết 02 người;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Như vậy, với trường hợp của bạn người điều khiển xe vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây tai nạn giao thông đang có hai tình tiết thuộc khoản 2 ĐIều 260 đó là hành vi sử dụng rượi bia và hành vi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm. Do vậy, hành vi của người này sẽ bị xử lý hình sự với khung hình phạt từ 3 năm đến 10 năm.

Về chiếc xe gây tai nạn: 

Chiếc xe gây tai nạn trong trường hợp này được xác định là vật chứng của vụ án.

Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về xử lý vật chứng như sau:

“2. Vật chứng được xử lý như sau:

a) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy;

b) Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước;

c) Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu hủy.

3. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:

a) Trả lại ngay tài sản đã thu giữ, tạm giữ nhưng không phải là vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đó;

b) Trả lại ngay vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án;

c) Vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật; trường hợp không bán được thì tiêu hủy;

d) Vật chứng là động vật hoang dã và thực vật ngoại lai thì ngay sau khi có kết luận giám định phải giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể cơ quan có thẩm quyền có phương án xử lý chiếc xe này phù hợp với quy định của pháp luật.

-------------

Bạn có thể tham khảo thêm nội dung tư vấn áp dụng văn bản pháp luật theo quy định của Bộ luật hình sự 1999

Trả lời: Theo quy định tại Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số 02/2003 thì “Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ, nếu chỉ căn cứ vào thiệt hại xảy ra thì gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe tài sản của người khác” mà làm chết một người thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 202 Bộ luật hình sự, tức là có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đến 50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm.

Nội dung Khoản 1 Điều 202 Bộ luật hình sự 1999: "Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng đến năm năm"

Tuy nhiên, trong trường hợp bạn nêu, lái xe gây tai nạn khi say rượu và sau khi gây tai nạn lại bỏ chạy để trốn trách nhiệm thì hành vi phạm tội lại có tới hai tình tiết định khung quy định tại khoản 2 Điều 202 Bộ luật hình sự là phạm tội “Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác” và gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm..” nên lái xe sẽ bị xử phạt tù từ 3 năm đến 10 năm.

Nội dung Khoản 2 Điều 202 Bộ luật hình sự quy định cụ thể như sau:

"Phạm tội  thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a)  Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;

b)  Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;

c)  Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; 

d)  Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn  giao thông;

đ)  Gây hậu quả rất nghiêm trọng."

Về chiếc xe gây tai nạn: Theo quy định tại Điều 174 Bộ luật tố tụng hình sự thì trong vụ án giao thông nói trên, chiệc ô tô gây tai nạn được coi là vật chứng của vụ án. Khoản 3 Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự quy định về việc xử lý vất chứng cũng có quy định cho phép " Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan có thẩm quyền... có quyền trả lại những vật chứng... cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, nếu xét thấy không ảnh hưởng việc xử lý vụ án".

Tham khảo dịch vụ pháp lý liên quan

>>  Tư vấn pháp luật hình sự

>>  Tư vấn pháp Luật Hình sự miễn phí qua Email

>>  Dịch vụ luật sư tham gia tố tụng vụ án hình sự

>>  Luật sư bào chữa cho bị can, bị cáo trong vụ án hình sự

>>  Luật sư tham gia tố tụng bảo vệ quyền lợi cho người bị hại, người liên quan

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo