Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Người đại diện hợp pháp của người bị hại trong tố tụng hình sự

Pháp luật hình sự hiện hành có quy định đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của người đại diện người bị hại trong tố tụng hình sự, vậy những quyền và nghĩa vụ được quy dịnh cụ thể như thế nào, để hiểu rõ hơn về vấn đề này thì bạn có thể liên hệ với Luật sư của Công ty Luật Minh Gia để được hỗ trợ giải đáp cụ thể.

1. Luật sư tư vấn về người đại diện trong tố tụng hình sự

Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của người bị hại hoặc đại diện của người bị hại, tuy nhiên thực tế qua quá trình giải quyết các vụ án hình sự quyền lợi của người bị hại hoặc đại diện người bị hại không được đảm bảo, điều này không chỉ ảnh hưởng đến người bị hại hoặc đại diện của họ mà còn có thể ảnh hưởng đến kết quả của vụ án.

Do đó, nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về vấn đề này thì bạn có thể liên hệ với Luật sư của chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn cụ thể. Bạn có thể gửi yêu cầu tư vấn hoặc gọi: 1900.6169 để được giải đáp vướng mắc.

Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo thêm tình huống chúng tôi xử lý sau đây để có thêm kiến thức pháp lý trong lĩnh vực này.

2. Quy định pháp luật về người đại diện của người bị hại trong tố tụng hình sự

Câu hỏi: Năm 1999, ở huyện QP, tỉnh Nghệ An có xãy ra xô xát giữa hai người là L và T, sau đó xảy ra sự việc đáng tiếc: L đã dùng dao đâm chết T. Và sau 14 năm lẩn trốn thì L đã ra đầu thú với cơ quan công an tỉnh Nghệ An vào ngày 18 tháng 9 năm 2013 và tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An đã xử phạt L 8 năm tù.

Nhưng khi tòa án tỉnh Nghệ An xét xử vụ án thì không gọi thân nhân của nạn nhân T mà chỉ gọi người phụ nữ sống ngoài giá thú với nạn nhân. Như vậy cho tôi hỏi luật sư là đúng hay sai và những thân nhân của nạn nhân T phải làm gì? Tôi là con trai của thứ ba của nạn nhân, tôi và gia đình chỉ biết tin này khi báo chí đưa tin. Hiện tôi đang sống và làm việc tại tỉnh Đồng Nai. Mẹ và anh tôi đang ở quê nhà Nghệ An.

Trả lời: Căn cứ tại Điều 51 Bộ luật tố tụng hình sự có quy định người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền như sau:

- Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

- Được thông báo về kết quả điều tra;

- Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này;

- Đề nghị mức bồi thường và các biện pháp bảo đảm bồi thường;

- Tham gia phiên toà; trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên toà để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình;

- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; kháng cáo bản án, quyết định của Toà án về phần bồi thường cũng như về hình phạt đối với bị cáo.

Trong trường hợp người bị hại chết thì người đại diện hợp pháp của họ có những quyền quy định trên.

Tuy nhiên Bộ luật tố tụng hình sự lại không quy định những người nào là người đại diện hợp pháp của người bị hại trong trường hợp người bị hại chết và cũng không cấm việc áp dụng quy định về người đại diện theo pháp luật của Bộ luật dân sự vào giải quyết vụ án hình sự. Do vậy, trong trường hợp người bị hại trong vụ án hình sự đã chết thì những người thừa kế theo pháp luật sẽ là người đại diện hợp pháp.

Những người thừa kế theo pháp luật của người bị hại đã chết phải được tham gia tố tụng ngay từ giai đoạn điều tra.  Nếu người chết có những người thừa kế theo pháp luật ở hàng thứ nhất như vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi thì ngay từ giai đoạn điều tra cơ quan điều tra phải triệu tập tất cả những người này để ghi nhận ý kiến của họ về vấn đề cần giải quyết.

Như vậy, vì pháp luật không quy định cụ thể trường hợp nào ai sẽ là người đại diện hợp pháp của người bị hại trong tố tụng hình sự nên tòa án sẽ căn cứ vào từng vụ án cụ thể để xác định ai sẽ là người đại diện hợp pháp của người bị hại. Thông thường, nếu hôn nhân hợp pháp và có nguyện vọng thì tòa án sẽ chấp nhận cho người vợ là người đại diện hợp pháp. Nhưng việc Tòa án xác định người phụ nữ sống chung (nếu không được pháp luật công nhân là vợ chồng) là người đại diện hợp pháp của T là chưa chính xác. Do đó, nếu không đồng ý với bản án hoặc quyết định của Tòa án, cũng như thấy quyền lợi của mình bị xâm phạm thì người đại diện hợp pháp của người bị hại có quyền kháng cáo lên Tòa án cấp trên về khoản bồi thường cũng như hình phạt đối với bị cáo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án, ngày nhận được bản án hoặc ngày bản án được niêm yết công khai.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Người đại diện hợp pháp của người bị hại trong tố tụng hình sự. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo