Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Hỏi trường hợp giáo viên xúc phạm danh dự nhân phẩm học sinh

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Gần 30 em học sinh từ các lớp trong trường THPT (lớp 10,11,12) các em không tham gia bảo hiểm y tế năm học X mà bị thầy Hiệu Trưởng gọi hết 30 học sinh xuống văn phòng nhà trường và có mặt của 4 thầy giáo chủ nhiệm.


Thầy hiệu trưởng chỉ tay vào mặt học sinh và có những lời nói xúc phạm các em học sinh:

“- Không nộp bảo hiểm y tế thì gạch tên khỏi danh sách lớp

- Không nộp bảo hiểm y tế thì không phải là học sinh

- Không nộp bảo hiểm y tế thì từ mai không phải đến trường nữa

Các em không đóng bảo hiểm y tế là các em ăn bám các bạn khác đóng bảo hiểm y tế, vậy các em có thấy nhục không? nhục không?

- Không có tiền đóng thì về xã xin giấy hộ nghèo để xã đóng cho

- Thật sự tất cả các em học sinh và 4 thầy giáo đều rất buồn, sốc, .....”

Tôi muốn hỏi giờ thầy hiệu trưởng phủ nhận là không nói vậy và không ghi âm lại được, nhưng giờ 30 học sinh viết bản tường trình, và thầy giáo nữa thì có xử lý được thầy hiệu trưởng không? Và có vi phạm điều 155 luật hình sự không?
 

Trả lời: Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Công ty Luật Minh Gia, chúng tôi tư vấn trường hợp của bạn như sau:



Hành vi của thầy hiệu trưởng có cấu thành nên tội: Tội làm nhục người khác Điều 155 Bộ luật Hình sự.



Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định như sau:



“Điều 155. Tội làm nhục người khác

 

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

 

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

 

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

 

b) Đối với 02 người trở lên;

 

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

 

d) Đối với người đang thi hành công vụ;…”

 

Tùy theo mức độ và thiệt hại về xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của học sinh, thầy hiệu trưởng có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.


Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các em học sinh.



Như vậy, khi có căn cho rằng thầy hiệu trưởng xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của mình, các em học sinh có thể giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan khác, tổ chức.   

   

Điều 91 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định: Người làm chứng trình bày những gì mà họ biết nguồn tin về tội phạm, về vụ án, nhân thân của người bị buộc tội, bị hại, quan hệ giữa họ với người bị buộc tội, bị hại, người làm chứng khác và trả lời những câu hỏi đặt ra.. Như vậy, lời khai của 30 học sinh, và 4 thầy giáo được coi là chứng cứ để tiến hành truy tố trách nhiệm hình sự đối với thầy hiệu trưởng.



Bên cạnh đó, hành vi của thầy hiệu trưởng vi phạm quy định đạo đức nghề nghiệp nhà giáo (Điều 4 Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT). Đạo đức nghề nghiệp: “Tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, l­ương tâm nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, th­ương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái, bao dung, độ lư­ợng, đối xử hoà nhã với người học, đồng nghiệp; sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng ». Như vậy, học sinh và thầy giáo có thể làm đơn gửi tới đơn vị chủ quản (Sở giáo dục đào tạo tỉnh) để xử lý việc vi phạm đạo đức nghề nghiệp của thầy hiệu trưởng.

 

Trân trọng

CV Trần Hiên - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo