LS Vũ Thảo

Hành vi gây tai nạn khi vi phạm quy định về an toàn giao thông và gây tử vong

Luật sư tư vấn về căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự về việc gây tai nạn giao thông dẫn đến chết người. Cụ thể như sau:


Bố tôi điều khiển xe máy mà ko mũ bảo hiểm, nồng độ cồn vượt mức cho phép, ko giấy phép lái xe. Ông sang đường có xi nhan. Khi ông sang bên kia đường (cách mép đường bên kia 1m) thì có một thanh niên đi ngược chiều lao vào ông. Thanh niên này có sổ lĩnh trợ cấp tâm thần hàng tháng, đầu ko mũ bảo hiểm, nồng độ cồn vượt mức cho phép. Có lẽ thanh niên này đang điều khiển xe máy với tốc độ cao nên khi nhìn thấy bố tôi là a ta bóp phanh trước rồi đuôi xe a hất lên trời làm cả người a bay lên trời rồi rơi xuống đất. Còn bánh trước xe a mới chạm vào cái để chân của bố tôi. Sau đó bố tôi có kêu gọi mọi người đưa a ấy đi viện và nhà tôi lo tất cả chi phí đi lại cũng như điều trị. Nhưng sau khoảng 17 tiếng đồng hồ thì anh ấy tử vong. Trong đám tang, gđ tôi đến phúng viếng như bình thường. Sau đám tang, gđ tôi vào nói chuyện với gđ a ấy và nói gđ tôi cũng khó khăn mẹ tôi có trợ cấp người tàn tật đặc biệt nặng còn bố tôi có trợ cấp chăm sóc người tàn tật đặc biệt nặng nên gđ tôi hỗ trợ gđ a ấy 15 triệu đồng. Nhưng gđ a ấy nói nếu ko bồi thường 70 triệu đồng thì kiện bố tôi ra tòa. Vậy mong quý công ty tư vấn giúp tôi xem trong trường hợp này bố tôi có phải chịu trách nhiệm về những vi phạm gì, bị phạt tiền bao nhiêu và có bị truy cứu trách nhiệm hình sự ko, nếu có thì khung hình phạt là như nào ạ. Rất mong sớm nhận đc sự tư vấn từ quý công ty. Tôi xin chân thành cảm ơn. 

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Công ty Luật Minh Gia. Về vấn đề của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

 

- Thứ nhất, về trách nhiệm hình sự

 

Theo quy định tại Điều 260 Bộ luật hình sự 2015 về tội vi phạm quy định về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

 

Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

 

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

 

a) Làm chết người;

 

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

 

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

 

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

 

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

 

a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;

 

b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;

Như vậy, theo thông tin cung cấp, bố bạn không đội mũ bảo hiểm, nhưng đây không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn. Về việc có nồng độ cồn thì cũng cần phải xác định mức cụ thể để xem xét có vượt quá mức cho phép hay không.

 

Tuy nhiên, với tình tiết nồng độ cồn vượt quá mức cho phép và không có GPLX đã là tình tiết định khung tăng nặng ở Khoản 2 Điều 202 nên sẽ không được áp dụng để làm tình tiết định tội. Do đó, cần phải xác định bố bạn có lỗi nào khác dẫn đến tai nạn hay không?

 

- Thứ hai, về trách nhiệm dân sự

 

Về vấn đề bồi thường thiệt hại, theo quy định tại Điều 591 Bộ luật Dân sự 2015:

 

“Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

 

1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

 

a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;

 

b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

 

c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

 

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

 

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

 

Như vậy, pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của các bên về vấn đề bồi thường nhưng phải đảm bảo đó là một mức bồi thường hợp lý, thuận tình và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của các bên.

 

Trân trọng !

Luật gia: Vũ Đức Thịnh - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo