Nguyễn Thị Thùy Dương

Đền bù cho người bị hại để làm tình tiết giảm nhẹ.

Em có người thân đang bị tạm giam vì tội danh lùa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền là hơn 400 triệu.


HỎI: Người đó đứng tên sổ đỏ nhà, sau đó gia đình có quan hệ với bên công an xin được bán ngôi nhà, bên công an đồng ý cho bán với điều kiện công an giữ 1 phần tiền của ngôi nhà lại. Bên công an nói gia đình muốn người thân được giảm nhẹ tội thì làm đơn xin dùng số tiền đó để đền bù cho người bị hại. Cho e hỏi là dùng số tiền đó để đền bù thì người thân của em có giảm nhẹ được tội không? Nếu không thì khi ra tòa số tiền đó sẽ bị xử như thế nào ạ?
 

TRẢ LỜI: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau:

 

“1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

 

a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

 

b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;

...

i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

...

r) Người phạm tội tự thú;

 

s) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;

 

t) Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;

 

u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

 

v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;

 

x) Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.”

 

Như vậy, nếu bạn có một trong số các tình tiết giảm nhẹ theo quy định nêu trên như tự nguyện sửa chữa, khắc phục hậu quả thì Tòa án có thể xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bạn.

 

Trong quá trình giải quyết vụ án, các quyền về tài sản của người thân bạn vẫn được pháp luật bảo hộ theo nguyên tắc quy định tại Điều 11 Bộ luật Lao động 2015, sửa đổi, bổ sung 2017:

 

“Điều 11. Bảo hộ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân; danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân

 

Mọi người có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản.

...”

 

Trừ trường hợp tài sản của bạn bị kê biên để bảo đảm bồi thường thiệt hại theo Khoản 1 Điều 128 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015:

 

“Điều 128. Kê biên tài sản

 

1. Kê biên tài sản chỉ áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền hoặc có thể bị tịch thu tài sản hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại.

...”

 

Như vậy, đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì tài sản của bị can, bị cáo có thể bị kê biên tài sản để bồi thường thiệt hại cho người bị hại, và những tài sản bị kê biên sẽ không được dùng làm tài sản để tham gia vào giao dịch dân sự (chuyển nhượng, tặng cho, ...). Nếu số tiền này không được dùng để bồi thường thiệt hại cho bị hại hoặc sau khi bồi thường vẫn còn thì số tiền này vẫn được trả lại chủ sở hữu.

 

Trân trọng!
CV Hà Phương - Công ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo