Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Bồi thường thiệt hại và xử phạt hành chính khi gây tai nạn giao thông?

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Chào Anh/Chị. Em xin hỏi vấn đề như sau Bạn em trong tình trạng say rượu nồng độ 0.95 miligam/lit thở . chạy xe máy gây tai nạn với người chạy từ trong hẻm ra. Cô gái chạy xe kia bị té gãy chân. Công an có đến lập biên bản và đo nồng độ cồn của bạn e. Tuy nhiên theo như được biết thì cô gái kia cũng có nồng độ cồn trong người nhưng công an không đo nồng độ cồn của cô gái.

 

Bây giờ gia đình cô gái yêu cầu bồi thường 3 tháng lương tương đương 30 triệu đồng . Đồng thời bồi thường toàn bộ chi phí khám chữa bệnh. Vậy cho em hỏi , trong trường hợp trên thì bạn em bị xử lý vi phạm thế nào . Và mức bồi thường thiệt hại là bao nhiêu? Mong được phản hồi sớm ạ

 

Trả lời tư vấn: Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Điều 591 Bộ luật dân sự 2015 quy định về bồi thường Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm như sau:

 

“1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

 

Theo đó, việc bồi thường các bên có thể dựa vào quy định trên để xem xét thỏa thuận.

 

Việc xử lý vi phạm hành chính (nếu không có hình sự) được áp dụng theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP. Cụ thể, Khoản 8 Điều 6 Nghị định 46 quy định:

 

“8. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

…”

 

Bạn tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

 

===============

 

Câu hỏi thứ 2

=> Mức độ bồi thường thiệt hại khi xâm phạm sức khỏe của người khác

 

Câu hỏi đề nghị tư vấn:

Sự việc là bọn em đang đi xe máy trên đường ưu tiên với tốc độ 60km/h thì có 1 cô cũng điều khiển xe máy sang đường lúc ấy cô ấy đi ngập ngừng đi rồi lại dừng xong rồi lại đi.khi thấy cô ấy dừng lại thì bọn em vượt lên phía trước để tiếp tục chuyến đi thì bổng nhiên cô ấy lại di chuyển lên phía trước thế là xe bọn em và xe cô ấy xảy ra va chạm.sau khi xảy ra va chạm thì bọn em đưa cô ấy đến bệnh viện..sau khi kiểm tra thì bác sỹ bảo bị thủng bắp chân sau khi điều trị gia đình ấy đòi bọn em bồi thường 50 triệu đồng ... cho em hỏi là với thương tích như vậy và số tiền đòi bồi thường ấy có xứng đáng k ạ ?

 

Trả lời tư vấn: Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Điều 591 Bộ luật dân sự 2015 quy định về bồi thường Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm như sau:

 

“1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

 

Như vậy, việc bồi thường các bên có thể dựa vào quy định trên để xem xét thỏa thuận. Vì pháp luật không quy định mức bồi thường cụ thể nên chúng tôi không có căn cứ để xác định số tiền bên kia yêu cầu bồi thường như vậy là hợp lý hay chưa. Mà sẽ cần phải dựa vào thiệt hại thực tế của họ.

 

Bạn tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp: ( Tổng đài luật sư trực tuyến 1900.6169 )

 

Trân trọng
P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo