Cà Thị Phương

Không giao đất khi đã thực hiện thủ tục hòa giải cơ sở thì giải quyết như thế nào?

Hiện tại sổ đỏ đang đứng tên em. Nhưng vợ chồng bạn em không chịu giao trả mặt bằng đất để em sử dụng, em đã đề nghị UBND xã hòa giải nhưng vợ chồng bạn e vẫn không trả. Vậy em kiện ra tòa thì vợ chồng bạn em bị tội gì và có phải đi tù không ?
 
Không giao đất khi đã thực hiện thủ tục hòa giải cơ sở thì giải quyết như thế nào?

Nội dung đề nghị tư vấn:

Vợ chồng bạn em gặp khó khăn nên nhờ em vay hộ tiền và hẹn hai tháng rồi trả ,hết hai tháng bạn em không trả được sau đó bạn em đem sỏ đỏ đi cắm cho hiệu cầm đồ . Khi em biết bạn em cắm sổ đỏ , em đến đòi tiền nhưng bạn em vẫn không chịu trả. sau đó em và bạn em thỏa thuận .Em mang thêm tiền đi chuộc sổ về thì vợ chồng bạn em viết giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất sang tên cho em và mọi  nghĩa vụ quyền lợi đã hoàn thành .Hiện tại sổ đỏ đang đứng tên em. Nhưng vợ chồng bạn em không chịu giao trả mặt bằng đất để em sử dụng, em đã đề nghị UBND xã hòa giải nhưng vợ chồng bạn e vẫn không trả. Vậy em kiện ra tòa thì vợ chồng bạn em bị tội gì và có phải đi tù không ?

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

 

Theo như bạn trình bày thì hiện tại bạn đã thực hiện xong thủ tục sang tên quyền sử dụng đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó hiện đang đứng tên bạn tức là bạn là chủ sở hữu quyền sử dụng đất đó. Tuy nhiên vợ chồng bạn của bạn lại không chịu giao mặt bằng đất cho bạn mặc dù đã qua hòa giải, bạn có thể khởi kiện dân sự để đòi lại đất từ vợ chồng bạn của bạn, đây là khởi kiện vụ án theo thủ tục dân sự, trường hợp nếu có căn cứ chứng minh vợ chồng bạn của bạn có yếu tố cấu thành tội phạm thì mới có thể truy cứu trách nhiệm hình sự với tội tương ứng hành vi đó. 

 

Theo Điều 203 Luật đất đai 2013 quy định Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai:

 

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

 

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

 

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

 

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

 

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

 

3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

 

a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

 

b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

 

4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành".

 

Tranh chấp về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai là tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, bạn có quyền khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất để yêu cầu vợ chồng bạn bạn giao đất cho bạn theo quy định tại điều 186Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015:

 

"Điều 186. Quyền khởi kiện vụ án

 

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình."

 

Bạn có thể khởi kiện kèm theo đơn khởi kiện là các tài liệu, chứng cứ có liên quan như:

 

- Đơn khởi kiện (theo mẫu);

 

- Các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp (ví dụ: hồ sơ nhà đất, hợp đồng vay nợ, giấy vay nợ, di chúc…);

 

- Hồ sơ pháp lý khác của người khởi kiện, đương sự khác như: chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu…

 

- Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn khởi kiện (ghi rõ số lượng bản chính, bản sao);

 

Sau khi làm xong đơn khởi kiện cùng các tài liệu, chứng cứ chứng kèm theo đơn bạn có thể gửi đơn tới Tòa án nơi có đất. Sau khi gửi đơn tới Tòa án, bạn sẽ phải chờ Tòa án kiểm tra đơn khởi kiện của bạn. Nếu đơn khởi kiện của bạn hợp lệ Tòa án sẽ vào sổ thụ lý vụ án.

 

Hình thức nộp đơn:

 

-Nộp trực tiếp tại Toà án;

 

- Gửi đến Toà án qua bưu điện.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Không giao đất khi đã thực hiện thủ tục hòa giải cơ sở thì giải quyết như thế nào?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn khởi kiện dân sự trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng.

CV: Nguyễn Thùy - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo