Luật sư Phùng Gái

Đòi lại tài sản cho vay khi không có giao kết hợp đồng vay?

Câu hỏi tư vấn: Gia đình em đi xin việc cho em trong những lần gặp gỡ phía bên kia (hiệu trưởng trường cấp 3) thì họ yêu cầu gia đình đưa một số tiền là 120triệu VND là phí bôi trơn cho các cán bộ ở sở GDĐT tỉnh.

 

Nhưng sau một thời gian 3 năm vẫn không nhận được phản hồi gì, qua gia đình tìm hiểu thì thấy người hiệu trưởng này chỉ dùng tiền đó để mua sắm riêng cho cá nhân thôi và không hề có khả năng xin việc hay gì cả. Vì lúc đưa tiền gia đình em tin tưởng nên chẳng yêu cầu phía bên kia phải làm hợp đồng cho vay hay bất cứ giấy tờ gì cả. Nếu giờ nếu muốn giải quyết thì phải làm sao ạ? Trân thành cảm ơn!

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn tới công ty Luật Minh Gia, với trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 về hợp đồng vay tài sản. Cụ thể:

 

Điều 463. Hợp đồng vay tài sản

 

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

 

Điều 494. Hợp đồng mượn tài sản

 

Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.

 

Như vậy, để lấy lại tài sản của mình đã cho mượn, vay thì phải chứng minh được quan hệ vay mượn thông qua hình thức hợp đồng, có ký xác nhận của các bên. Theo đó, với trường hợp của bạn vì gia đình đưa cho một đối tượng (hiệu trưởng trường cấp 3) một số tiền với giá trị 120 triệu đồng với mục đích xin việc, nhưng không được thể hiện dưới hình thức hợp đồng vay, mượn tài sản và trên thực tế họ cũng không xin được việc. Nên trường hợp này bạn muốn đòi lại số tiền đó là rất khó vì không có căn cứ chứng minh quan hệ vay, mượn ở đây, nếu bên nhận tiền  (hiệu trưởng trường cấp 3) từ chối việc mình đã nhận số tiền này.  Do đó, nếu bạn muốn đòi lấy lại số tiền thì phải giải quyết theo chiều chứng minh có phát sinh quan hệ vay hoặc mượn với mình thông qua việc gửi tin nhắn, ghi âm cuộc hội thoại nói chuyện, người làm chính để họ thừa nhận là có vay tiền mình thì mới có căn cứ để khởi kiện kiện đòi và khi có căn cứ rồi thì bạn có thể yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Trường hợp họ không thanh toán thì gia đình có quyền làm đơn khởi kiện ra Tòa để kiện đòi tiền vay/mượn này.

 

Tuy nhiên, bạn cần xác định nếu họ thừa nhận có nhận tiền nhưng không phải hình thức vay mượn và nhận tiền để xin việc cho bạn và có căn cứ chứng minh cho việc này thì khi tố cáo/khởi kiện thì có thể gia đình (người trực tiếp giao tiền cho đối tượng trên) sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đưa hối lộ và đối tượng trên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản ( lợi dụng quan hệ quen biết để nhận tiền và sau khi nhận xong không thực hiện việc đã cam kết mà sử dụng hết số tiền trên vào mục đích cá nhân dẫn tới không có khả năng chi trả/bỏ trốn/từ chối thanh toán) theo quy định pháp luật hình sự. Cụ thể:

 

Điều 289*. Tội đưa hối lộ

 

1. Người nào đưa hối lộ mà của hối lộ có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần, thì bị phạt tù từ một năm đến sáu năm.

....

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười ba năm đến hai mươi năm:

 

A) Của hối lộ có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng;

 

B) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.

 

Điều 140*. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

 

1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

 

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;

 

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

 

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

...

D) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

 

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Đòi lại tài sản cho vay khi không có giao kết hợp đồng vay?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng

CV P.Gái - công ty Luật Minh Gia.

 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo