Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Quy định về Hợp đồng mượn tài sản

Hợp đồng mượn tài sản là gì? Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mượn tài sản? Bên mượn tài sản có phải trả tiền cho bên cho mượn tài sản không? Trường hợp một trong các bên vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng thì xử lý như thế nào?

1. Luật sư tư vấn hợp đồng mượn tài sản

Hợp đồng mượn tài sản là một trong những hợp đồng thông dụng của giao dịch dân sự và phổ biến trong cuộc sống của nhân dân ta. Theo đó, bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn nhất định mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được. Hợp đồng mượn tài sản không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế, mà còn có ý nghĩa xã hội sâu sắc, góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và cải thiện cuộc sống của mỗi người dân. Pháp luật về hợp đồng mượn tài sản là một công cụ pháp lý hữu hiệu nhất để Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quá trình xác lập và thực hiện hợp đồng, đồng thời là cơ sở quan trọng để giải quyết khi các bên xảy ra tranh chấp. Đối với các bên trong giao dịch thì hợp đồng mượn tài sản là phương tiện quan trọng để các bên đạt được mục đích của mình khi tham gia giao kết hợp đồng, là cơ sở quan trọng để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của họ trong trường hợp phát sinh tranh chấp.

Mặc dù hiện nay pháp luật quy định khá chặt chẽ về hợp đồng mượn tài sản, tuy nhiên trên thực tế vẫn phát sinh nhiều tranh chấp do các bên chưa nắm rõ các quy định này. Để giảm thiểu rủi ro khi giao kết hợp đồng mượn tài sản thì các bên phải tìm hiểu kỹ quy định của Bộ luật dân sự hiện hành. Trong trường hợp bạn có vướng mắc liên quan đến hợp đồng mượn tài sản thì bạn có thể gửi câu hỏi đến Luật Minh Gia hoặc gọi Hotline1900.6169 để được chúng tôi hỗ trợ.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Quy định về hợp đồng mượn tài sản theo Bộ luật dân sự 2015

Quy định về Hợp đồng mượn tài sản - Nội dung và quy định được thể hiện từ điều 494 đến điều 499 Bộ Luật Dân sự 2015, nội dung quy định như sau:

Điều 494. Hợp đồng mượn tài sản

Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.

Điều 495. Đối tượng của hợp đồng mượn tài sản

Tất cả những tài sản không tiêu hao đều có thể là đối tượng của hợp đồng mượn tài sản.

Điều 496. Nghĩa vụ của bên mượn tài sản

1. Giữ gìn, bảo quản tài sản mượn, không được tự ý thay đổi tình trạng của tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa.

2. Không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của bên cho mượn.

3. Trả lại tài sản mượn đúng thời hạn; nếu không có thỏa thuận về thời hạn trả lại tài sản thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay sau khi mục đích mượn đã đạt được.

4. Bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản mượn.

5. Bên mượn tài sản phải chịu rủi ro đối với tài sản mượn trong thời gian chậm trả.

Điều 497. Quyền của bên mượn tài sản

1. Được sử dụng tài sản mượn theo đúng công dụng của tài sản và đúng mục đích đã thỏa thuận.

2. Yêu cầu bên cho mượn thanh toán chi phí hợp lý về việc sửa chữa hoặc làm tăng giá trị tài sản mượn, nếu có thỏa thuận.

3. Không phải chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên của tài sản mượn.

Điều 498. Nghĩa vụ của bên cho mượn tài sản

1. Cung cấp thông tin cần thiết về việc sử dụng tài sản và khuyết tật của tài sản, nếu có.

2. Thanh toán cho bên mượn chi phí sửa chữa, chi phí làm tăng giá trị tài sản, nếu có thỏa thuận.

3. Bồi thường thiệt hại cho bên mượn nếu biết tài sản có khuyết tật mà không báo cho bên mượn biết dẫn đến gây thiệt hại cho bên mượn, trừ những khuyết tật mà bên mượn biết hoặc phải biết.

Điều 499. Quyền của bên cho mượn tài sản

1. Đòi lại tài sản ngay sau khi bên mượn đạt được mục đích nếu không có thỏa thuận về thời hạn mượn; nếu bên cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản cho mượn thì được đòi lại tài sản đó mặc dù bên mượn chưa đạt được mục đích, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý.

2. Đòi lại tài sản khi bên mượn sử dụng không đúng mục đích, công dụng, không đúng cách thức đã thỏa thuận hoặc cho người khác mượn lại mà không có sự đồng ý của bên cho mượn.

3. Yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tài sản do bên mượn gây ra.

 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo