Lại Thị Nhật Lệ

Hành vi phạm tội là gì theo quy định?

Tội phạm là hiện tượng xã hội được nhiều ngành khoa học nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong ngành khoa học luật hình sự thì tội phạm được nghiên cứu dưới góc độ đặc điểm và cấu trúc của nó cũng như nghiên cứu sự phản ánh của hiện tượng này trong luật. Trong đó hành vi phạm tội là một trong những căn cứ quan trọng để nhận biết tội phạm cũng như phân loại tội phạm theo quy định của pháp luật. Vậy để tìm hiểu những vấn đề liên quan về việc thực hiện hành vi phạm tội, các bạn có thể tham khảo bài viết sau của Luật Minh Gia.

1. Khái niệm hành vi phạm tội

Hành vi phạm tội là những hành vi được thực hiện bằng hành động hoặc không hành động, thỏa mãn những dấu hiệu cấu thành tội phạm được quy định trong bộ luật hình sự cụ thể theo từng loại tội phạm, hành vi phạm tội là những hành vi trái với quy định của pháp luật, hành vi phạm tội bao gồm dấu hiệu chủ thể, mặt chủ quan, mặt khách quan để cấu thành tội phạm.

Những dấu hiệu của hành vi phạm tội được thực hiện thông qua các yếu tố sau:

+ Về chủ thể thực hiện hành vi phải là người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự, đáp ứng được những dấu hiệu của từng loại tội phạm cụ thể.

+ Về mặt chủ quan thì hành vi phạm tội phải được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động gây ra hậu quả, có tính chất nguy hiểm cho xã hội.

+ Về mặt khách quan của hành vi phạm tội thì phải thể hiện thông qua hành vi có lỗi, cụ thể là lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý. Các trường hợp không xác định được lỗi không thể xác định là hành vi phạm tội, hay chưa đủ để cấu thành hành vi phạm tội

2. Các loại hành vi phạm tội

Hành vi phạm tội được chia thành hành vi hành động hoặc hành vi không hành động

- Hành vi phạm tội thực hiện bằng hành động của cá nhân, tổ chức gây thiệt hại nghiêm trọng xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác, gây rối loạn trật tự xã hội.

 Ví dụ: Hành vi giết người, đe dọa giết người, cướp giật, cố ý gây thương tích,...

- Hành vi phạm tội thể hiện thông qua việc các cá nhân, tổ chức không thực hiện hành động ví dụ làm ngơ, không tố giác tội phạm, không cứu người đang gặp nguy hiểm đến tính mạng… gây ảnh hưởng đến quyền lợi ích của người khác và xâm phạm đến lợi ích chung gây rối loạn trật tự xã hội thì vẫn được xác định là hành vi phạm tội.

Ví dụ: A và B là cùng là thợ xây, trong quá trình làm việc thì B bị ngã và bị thương nặng nhưng A do vì mâu thuẫn cá nhân với B mà đã không cứu giúp B khiến cho B tử vong do mất máu quá nhiều. Trường hợp này A đã không cứu giúp người khiến B tử vong. Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng theo quy định của Bộ luật hình sự, đây là hành vi phạm tội không hành động.

3. Hậu quả của hành vi phạm tội

Hậu quả thiệt hại là các thiệt hại do hành vi khách quan gây ra cho quan hệ xã hội là khách thể bảo vệ của luật hình sự và cũng là khách thể của tội phạm. Tính chất và mức độ của thiệt hại được xác định bởi tính chất và mức độ biến đổi của các đối tượng tác động của tội phạm như ở các tội xâm phạm sức khoẻ hoặc bởi những đặc điểm của chính đối tượng tác động đã bị hành vi khách quan của tội phạm làm biến đổi tình trạng.  Hậu quả thiệt hại của hành vi phạm tội gây ra có thể được thể hiện dưới các dạng: Thiệt hại vật chất, thiệt hại tinh thần, …

Trân trọng!

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo