Luật sư Phùng Gái

Điều kiện truy cứu trách nhiệm về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản?

Câu hỏi tư vấn: Tôi cùng hai người bạn có góp vốn mở chung 1 công ty cổ phần với vốn Điều lệ khoảng hơn 1 tỷ đồng. Có giao cho 1 người bạn làm Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm giám đốc (giám đốc), trong lúc đăng ký kinh doanh do chưa kịp mở tài khoản tại ngân hàng nhưng để tiến hành ngay hoạt động sản xuất kinh doanh

Chúng tôi có chuyển khoản một số tiền vào tài khoản cá nhân của Giám đốc công ty nhờ nộp giúp vào công ty, không ký hợp đồng hay viết giấy gì. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, chúng tôi cũng nhiều lần chuyển thêm nữa vào tài khoản của công ty, công ty hoạt động được trơn tru 5 tháng, chúng tôi phát hiện ra giám đốc không nộp tiền vào công ty, không mở sổ sách kế toán, không ký hợp đồng lao động với một số công nhân, tự ý mua bán, mua sắm tài sản về công ty với danh nghĩa cá nhân (gạch ngói xây dựng, nguyên nhiên vật liệu....). chỉ có duy nhất 1 hợp đồng thuê đất. Giữa chúng tôi có nảy sinh mâu thuẫn, chúng tôi yêu cầu rút vốn thì Giám đốc công ty trả lời là không có chứng cứ những tài sản trên là thuộc về công ty, tôi đang băn khoăn quá chưa biết giải quyết vấn đề trên thế nào để lấy lại được số tiền chúng tôi đã đóng góp vào công ty.

Vậy liệu chúng tôi có thể khởi kiện được Giám đốc về tội lợi dụng tín nhiệm, đảo chiếm đoạt tài sản không ạ.

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn tới công ty Luật Minh Gia, với trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

“Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản...”

Như vậy, để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh trên thì phải dựa trên căn cứ là tài sản có được phải thông qua hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản hoặc đối tượng không dùng thủ đoạn gian dối nhưng khi lấy được tài sản lại có hành vi bỏ trốn với ý thức không hoàn trả lại số tiền/ sử dụng tài sản có được bất hợp pháp dẫn tới không còn khả năng chi trả. Do đó, đối chiếu với trường hợp của bạn thì bản thân bạn và thành viên góp vốn khác nhờ mượn tài khoản cá nhân ông giám đốc để chuyển tiền mặt vào rồi mới chuyển vào tài khoản công ty (lý do thời điểm đó chưa lập được tài khoản công ty) nhưng ông giám đốc không chuyển khoản công ty, không có sổ sách kế toán và việc mua bán tài sản về công ty (gạch ngói xây dựng, nguyên nhiên vật liệu....) với danh nghĩa cá nhân - thực tế không chuyển khoản nhưng không hề sử dụng vào mục đích bất hợp pháp mà vào hoạt động của công ty. Đồng thời, cũng không có hành vi bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản sau khi bạn và thành viên góp vốn yêu cầu được rút phần vốn góp của mình trong công ty ra. Do đó, chưa đủ căn cứ để tố cáo, khởi kiện về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của ông giám đốc được.

Tuy nhiên, nếu cung cấp được căn cứ chứng minh cho việc góp vốn, chuyển tiền mặt vào tài khoản cá nhân ông Gíam đốc để nhờ chuyển vào tài khoản công ty nhằm phục vụ cho hoạt động phát triển (biên lai chuyển khoản...) thì bản thân bạn là những thành viên góp vốn khác vẫn có quyền đòi, rút lại phần vốn góp của mình khi không đạt được thỏa thuận ban đầu góp vốn và quyền lợi bị ảnh hưởng, xâm phạm. Với trường hợp hiện nay ông giám đốc sau khi đã nhận được tiền thì chối bỏ về việc góp vốn của bạn và những thành viên khác nhằm chiếm đoạt luôn tài sản đó về mình thì để buộc họ phải gánh chịu hậu quả do hành vi của mình gây ra thì có thể làm đơn tố cáo về hành vi chiếm đoạt tài sản gửi cơ quan có thẩm quyền (cơ quan công an cấp huyện) để truy cứu trách nhiệm và yêu cầu hoàn trả số tiền vốn góp.

Trân trọng!

CV P.Gái - Công ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn