LS Vy Huyền

Điều kiện để viên chức chuyển ngạch từ trung cấp lên đại học như thế nào?

Luật sư tư vấn về điều kiện để viên chức chuyển ngạch từ trung cấp lên đại học như thế nào? Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành.

1. Quy định đối với việc viên chức chuyển nghạch từ trung cấp lên đại học.

Hiện nay nhu cầu chuyển nghạch của viên chức từ trung cấp lên đại học ngày một cao. Chuyển ngạch từ trung cấp lên đại học không phải là vấn đề mới xảy ra ở nước ta mà đây là vấn đề diễn ra từ rất lâu trước đây. Tuy nhiên để viên chức được chuyển ngạch hưởng lương từ trung cấp lên đại học cần phải đạt tiêu chuẩn, điều kiện gì thì không phải ai cũng nắm được. Để giải đáp cho vấn đề này bạn có thể thể theo dõi tình huống chúng tôi tư vấn dưới đây hoặc , bạn có thể liên hệ tới Luật Minh Gia bằng cách gửi câu hỏi tư vấn hoặc Gọi  1900.6169, luật sư sẽ tư vấn cho bạn những nội dung sau:

+ Điều kiện chuyển ngạch của viên chức từ trung cấp lên đại học;

+ Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;

+ Vấn đề tiền lương theo quy định của pháp luật;

2. Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.

Nội dung tư vấn: Xin chào anh, chị luật sư! Em có một vấn đề xin được tư vấn như sau. Em hiện tại là viên chức đang công tác tại 1 trung tâm là đơn vị sự nghiệp cấp huyện trực thuộc UBND huyện.Đơn vị em có trường hợp như sau: Đơn vị có 1 nhân viên hợp đồng theo hình thức hợp đồng dài hạn, ký hợp đồng từ năm 2005, hưởng lưong hệ trung cấp. Tăng lưong theo định  kỳ đến năm 2015 hưởng lương bậc 6, hệ số 2,86. Năm 2016, nhân viên hợp đồng này đã học liên thông đại học và có bằng tốt nghiệp. Người này nộp bằng đại học cho lãnh đạo đơn vị xin chuyển ngạch lương để được hưởng lương sang trình độ đại học.Lúc này lãnh đạo đơn vị đã ký lại hợp đồng dài hạn với đối tượng này, đồng thời phiên hệ số lương của người này từ bậc 6 trung cấp, hệ số 2,86 sang bậc 3 đại học, hưởng hệ số lương là 3,0.Tôi thật sự bức xúc vì bản thân là viên chức, muốn chuyển ngạch hưởng lương từ trung cấp lên đại học phải thực hiện việc thi tuyển để chuyển đổi chức danh nghề nghiệp từ hạng 4 sang hạng 3. Trong khi, lao động hợp đồng thì nghiễm nhiên được phiên lương mà không cần điệu kiện gì. Trong khi thông tư 08/2013/TT-BNV ngày 31/7/2013 của Bộ nội vụ không hướng dẫn việc phiên lương như trường hợp của lao động hợp đồng nói trên.

Hỏi: Xin Luật sư tư vấn trường hợp này lãnh đạo đơn vị giải quyết như vậy là đúng hay sai? Nếu đúng xin  tư vấn căn cứ vào văn bản nào mà có thể phiên lương như thế?Xin cám ơn!

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, về vấn đề của bạn chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Về việc bạn là viên chức và muốn chuyển ngạch hưởng lương từ trung cấp lên bậc đại học:  

Căn cứ theo quy định tại Điều 9 về Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của Thông tư 12/2012/TT-BNV:

"Viên chức được đăng ký dự thi hoặc dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp khi đảm bảo đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:

1. Đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu;

2. Hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian công tác 03 năm liên tục gần nhất; có phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp; không trong thời gian thi hành kỷ luật hoặc đã có thông báo về việc xem xét kỷ luật của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền;

3. Có đủ trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn hạng hiện giữ trong cùng ngành, lĩnh vực;

4. Đáp ứng các yêu cầu khác do Bộ quản lý viên chức chuyên ngành quy định".

Trường hợp bạn hiện đang là viên chức và muốn chuyển ngạch hưởng lương từ trung cấp lên đại học thì bạn cần phải đạt tiêu chuẩn, điều kiện để đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của Thông tư 12/2012/TT-BNV và đơn vị sự nghiệp hiện tại bạn đang làm việc phải có nhu cầu thì bạn mới có thể chuyển đổi chức danh nghề nghiệp từ hạng 4 sang hạng 3.

Đối với nhân viên làm việc theo chế độ hợp đồng lao động, áp dụng quy định của pháp luật lao động, cụ thể theo quy định tại Điều 90 về Tiền lương của Bộ luật lao động năm 2012 như sau:

"1. Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận.

Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định.

2. Tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào năng suất lao động và chất lượng công việc.

3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau".

Như vậy, có thể thấy việc lãnh đạo công ty ký kết hợp đồng lao động với bạn nhân viên đó thì việc hưởng lương dựa vào sự thỏa thuận của hai bên. Tiền lương có thể bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Việc chuyển xếp lương cho lao động hợp đồng sau khi người đó có bằng đại học là không trái quy định của pháp luật.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169