Vũ Thanh Thủy

Công chức được cử đi biệt phái được hưởng những chế độ gì

Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thực hiện biệt phái được không? Ai là người có thẩm quyền lý quyết định biệt phái trong trường hợp này? Luật Minh Gia giải đáp thắc mắc liên quan đến vấn đề này như sau:

1. Luật sư tư vấn Luật Cán bộ, công chức

Biệt phái là việc công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị này được cử đến làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ trong một thời hạn nhất định. Tuy nhiên, thực tiễn thi hành pháp luật cho thấy nhiều cá nhân, tổ chức, đơn vị còn nhiều lúng túng khi xác định căn cứ biệt phái, các chế độ quyền lợi trong thời gian biệt phái của công chức. Do đó, nếu bạn đang gặp phải vướng mắc liên quan đến vấn đề này, bạn cần phải tìm hiểu các quy định của Luật Cán bộ, công chức hoặc tham khảo ý kiến luật sư chuyên môn. Trường hợp bạn không có thời gian tìm hiểu hoặc không có luật sư riêng, bạn hãy liên hệ Luật Minh Gia để chúng tôi giải đáp và hướng dẫn các phương án cụ thể.

Để được hỗ trợ, tư vấn pháp lý về các vấn đề liên quan đến biệt phái công chức, bạn hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc Gọi: 1900.6169 để được tư vấn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Giải đáp thắc mắc về các chế độ quyền lợi công chức được hưởng khi biệt phái

Hỏi: Xin luật sư tư vấn dùm tôi về chế độ biệt phái công chức như sau: Tôi là hiệu trưởng trường tiểu học, nhận quyết định biệt phái công chức về làm chuyên viên của PGD huyện từ ngày 01/9/2018, lương và phụ cấp do đơn vị cũ chi trả.

Tôi không còn được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề 35%, phụ cấp chức vụ 0,5 vì không còn đứng lớp và giữ chức vụ lãnh đạo. Nhưng tôi cũng không được hưởng phụ cấp công vụ 25% vì không phải là đối tượng thuộc biên chế của PGD. Tôi phải căn cứ vào văn bản, hướng dẫn nào để được hưởng các chế độ quyền lợi như các đồng nghiệp. Rất mong luật sư tư vấn dùm, xin cảm ơn nhiều!

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi tới Công ty Luật Minh Gia, với trường hợp của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Biệt phái là việc công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị này được cử đến làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ.

Theo quy định tại khoản 3 Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định chi tiết “biệt phái công chức”, cụ thể:

“Công chức được cử biệt phái chịu sự phân công, bố trí, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được biệt phái đến và vẫn thuộc biên chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị cử biệt phái. Cơ quan, tổ chức, đơn vị cử công chức biệt phái có trách nhiệm bố trí công việc phù hợp cho công chức khi hết thời hạn biệt phái, có trách nhiệm trả lương và bảo đảm các quyền lợi khác của công chức được cử biệt phái.”

Theo thông tin bạn cung cấp thì trước khi biệt phái về làm chuyên viên của phòng giáo dục huyện từ 1/09/2018, bạn là hiệu trưởng của một trường và được hưởng các chế độ phụ cấp: phụ cấp ưu đãi nghề 35%, phụ cấp chức vụ 0,5%.

Căn cứ theo quyết định số 42/2011/QĐ-TTg về bảo lưu chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo được điều động làm công tác quản lý giáo dục, cụ thể:

“Bảo lưu chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập có quyết định điều động, biệt phái, luân chuyển (sau đây gọi chung là điều động) có hiệu lực trong thời gian từ ngày 01 tháng 9 năm 2010 đến ngày 31 tháng 5 năm 2015 về công tác tại các Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Phòng Giáo dục và Đào tạo); các Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Sở Giáo dục và Đào tạo) mà không giữ chức vụ lãnh đạo và không được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, nhằm hỗ trợ nhà giáo khắc phục khó khăn trong thời gian đầu thực hiện quyết định điều động.”

Như vậy, trường hợp bạn giữ chức vụ lãnh đạo có hưởng phụ cấp chức vụ thì không được hưởng chế độ bảo lưu phụ cấp nói trên.

Theo quy định tại Điều 39 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP của Chính phủ Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức:

Công chức được cử biệt phái chịu sự phân công, bố trí, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được biệt phái đến và vẫn thuộc biên chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị cử biệt phái. Cơ quan, tổ chức, đơn vị cử công chức biệt phái có trách nhiệm bố trí công việc phù hợp cho công chức khi hết thời hạn biệt phái, có trách nhiệm trả lương và bảo đảm các quyền lợi khác của công chức được cử biệt phái”.

Do vậy, công chức được cơ quan quản lý nhà nước điều động biệt phái đến làm việc tại đơn vị sự nghiệp vẫn thuộc biên chế của cơ quan điều động biệt phái và được hưởng lương và các chế độ ở trường tiểu học. Trường hợp của bạn do không thuộc biên chế của phòng giáo dục nên không được hưởng chế độ phụ cấp công vụ theo quy định của Nghị định 34/2012/NĐ-CP.

Từ những phân tích bên trên, thì bạn không đươc hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề, phụ cấp ưu đãi chức vụ và phụ cấp công vụ nhưng đơn vị sự nghiệp công lập cử công chức biệt phái có trách nhiệm bảo đảm tiền lương, sau khi hết thời hạn biệt phái, đơn vị có trách nhiệm bố trí công việc phù hợp cho bạn.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo