Hưởng bảo hiểm y tế ngoài nơi đăng ký BHYT được không?
Mục lục bài viết
1. Tư vấn về hưởng bảo hiểm y tế ngoài nơi đăng ký BHYT
Trả lời tư vấn:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Thứ nhất, về việc được hưởng BHYT khi sinh con không đúng cở khám chữa bệnh ban đầu
Căn cứ khoản 3 Điều 7 Nghị định 62/2009/NĐ-CP về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế:
“Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu hoặc khám bệnh, chữa bệnh không theo tuyến chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định (trừ trường hợp cấp cứu) thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng quy định tại Điều 21 Luật Bảo hiểm y tế như sau:
a. 70% chi phí đối với trường hợp khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đạt tiêu chuẩn hạng III và không vượt quá 40 tháng lương tối thiểu cho mỗi lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn;
b. 50% chi phí đối với trường hợp khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đạt tiêu chuẩn hạng II và không vượt quá 40 tháng lương tối thiểu cho mỗi lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn;
c. 30% chi phí đối với trường hợp khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đạt tiêu chuẩn hạng I, hạng Đặc biệt và không vượt quá 40 tháng lương tối thiểu cho mỗi lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn”.
Như vậy, chị có được hưởng chế độ BHYT theo quy định của Luật BHYT tùy theo từng trường hợp chị sinh con tại cơ sở khám chữa bệnh cụ thể.
>> Giải đáp thắc mắc về đăng ký hưởng BHYT
Thứ hai, về thủ tục và giấy tờ cần thiết khi sinh để có thể hưởng chế độ BHYT khi sinh không đúng cơ sở khám chữa bệnh ban đầu đăn ký.
Căn cứ Điều 28 Luật Bảo hiểm y tế thì:
“Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh; trường hợp thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng với giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó; đối với trẻ em dưới 6 tuổi chỉ phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế.
2. Trường hợp cấp cứu, người tham gia bảo hiểm y tế được khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào và phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng với giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này trước khi ra viện.
3. Trường hợp chuyển tuyến điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế phải có hồ sơ chuyển viện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
4. Trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh”.
Như vậy, khi đi sinh không đúng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu thì chị cần mang theo những giấy tờ sau: “thẻ bảo hiểm y tế, giấy tờ chứng minh về nhân thân của mình”.
---
2. Mức đóng bảo hiểm y tế tự nguyện
Câu hỏi:
Xin chào VP Luật Minh GiaTôi là lao động tự do (không thuộc cơ quan hoặc doanh nghiệp, cơ sở SX nào) muốn mua BHYT tự nguyện. Xin hỏi 1 số vấn đề sau:- Số tiền cụ thể mua thẻ BHYT tự nguyện là bao nhiêu? (không mua theo hộ gia đình).- Mua BHYT sau bao nhiêu ngày thì được sử dụng thẻ BHYT.- Mức chi phí khám chữa bệnh được hưởng từ thẻ BHYT tự nguyện như thế nào?- Nếu di chuyển chỗ ở thì thủ tục chuyển đăng ký BHYT sang địa phương khác như thế nào?- Thủ tục để mua BHYT là CMND + sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú KT3 bản chính. Mua tại cơ quan Bảo hiểm xã hội quận huyện hoặc đại lý. Đúng không ạ?Người đã hết tuổi lao động, không có lương hưu cũng mua BHYT tự nguyện giống người lao động tự do đúng không ạ? Xin cảm ơn.
Trả lời:
Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự qua bài viết cụ thể sau đây:
>> Thủ tục tham gia BHYT tự nguyện
- Về mức đóng BHYT tự nguyện, căn cứ khoản 3 Điều 13 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định:
“Tất cả thành viên thuộc hộ gia đình theo quy định tại khoản 5 Điều 12 của Luật này phải tham gia bảo hiểm y tế. Mức đóng được giảm dần từ thành viên thứ hai trở đi, cụ thể như sau:
a) Người thứ nhất đóng tối đa bằng 6% mức lương cơ sở;
b) Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất;
c) Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất”.
Như vậy, tất cả các thành viên trong gia đình đều phải tham gia bảo hiểm y tế khi mua tự nguyện, mức đóng theo tỷ lệ nêu trên (lương cơ sở thời điểm hiện tại là 1.300.000 đồng/tháng).
- Về thời điểm thẻ BHYT có giá trị sử dụng, căn cứ Khoản 3 Điều 16 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014:
"3. Thời điểm thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng được quy định như sau:
a) Đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 12 của Luật này tham gia bảo hiểm y tế lần đầu, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế;
b) Người tham gia bảo hiểm y tế liên tục kể từ lần thứ hai trở đi thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng nối tiếp với ngày hết hạn sử dụng của thẻ lần trước;
c) Đối tượng quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 12 của Luật này tham gia bảo hiểm y tế từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành hoặc tham gia không liên tục từ 3 tháng trở lên trong năm tài chính thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng sau 30 ngày, kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế”.
Về mức hưởng từ thẻ BHYT khi khám chữa bệnh anh/chị tham khảo bài viết: Mức hưởng bảo hiểm y tế khi khám, chữa bệnh đúng tuyến và trái tuyến
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất