Đinh Ngọc Huyền

Chính phủ điện tử là gì? Vai trò, nhiệm vụ của CPĐT?

Hiện nay, công nghệ thông tin và truyền thông ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng này của con người, làm thay đổi một cách toàn diện phương thức làm việc của các cơ quan nhà nước cũng như các doanh nghiệp của mỗi quốc gia. Trên bình diện chính phủ, các ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông được thực hiện qua Chính phủ điện tử, hứa hẹn việc cung cấp dịch vụ công cho người dân tốt hơn thông qua việc cải tiến các thủ tục hành chính và cách thức quản lý của chính phủ. Vậy chính phủ điện tử là gì? Vai trò, nhiệm vụ của chính phủ điện tử? Bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây của Luật Minh Gia:

1.Chính phủ điện tử là gì?

Chính phủ điện tử (CPĐT) là sự ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông và viễn thông để tự động hóa và triển khai các thủ tục hành chính để các cơ quan chính phủ đổi mới, làm việc hiệu lực, hiệu quả và minh bạch hơn, cung cấp thông tin, dịch vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp và các tổ chức; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân thực hiện quyền dân chủ của mình trong việc tham gia quản lý nhà nước.

Chính phủ điện tử cho phép công dân có thể truy cập các thủ tục hành chính thông qua các phương tiện điện tử như internet, điện thoại di động, truyền hình tương tác…

Tóm lại, CPĐT là chính phủ hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn, cung cấp dịch vụ tốt hơn trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông. CPĐT nhằm mục đích cải tiến việc tiếp cận và cung cấp các dịch vụ chính phủ nhằm đem lại lợi ích cho người dân. Quan trọng hơn nữa, CPĐT còn nhằm mục tiêu tăng cường năng lực của chính phủ theo hướng quản lý, điều hành có hiệu quả và nâng cao tính minh bạch nhằm quản lý tốt hơn các nguồn lực kinh tế và xã hội của đất nước vì mục tiêu phát triển

2. Các dạng dịch vụ có thể được cung cấp qua chính phủ điện tử ?

Có bốn dạng dịch vụ chính phủ bao gồm: Chính phủ với Công dân (G2C), Chính phủ với Doanh nghiệp (G2B), chính phủ với người lao động (G2E) và Chính phủ với Chính Phủ (G2G).

- G2C bao gồm phổ biến thông tin tới công chúng, các dịch vụ công dân cơ bản như gia hạn giấy phép, cấp giấy khai sinh/khai tử/đăng ký kết hôn và kê khai các biểu mẫu nộp thuế thu nhập cũng như hỗ trợ người dân đối với các dịch vụ cơ bản như giáo dục, chăm sóc y tế, thông tin bệnh viện, thư viện và rất nhiều dịch vụ khác.

Ví dụ: Thông qua cổng giao diện Công dân điện tử của Chính phủ Singapore (www.ecitizen.gov.sg), người dân Singapore có thể truy cập tới 1.600 dịch vụ bao gồm từ kinh doanh, y tế, giáo dục, giải trí đến việc làm và gia đình. Trong đó, 1.300 dịch vụ điện tử đã được giao dịch trực tuyến giữa người dân với chính phủ. Cổng giao diện Công dân điện tử được chia theo từng danh mục dựa trên nhu cầu thực tế cuộc sống của từng cá nhân, trong đó từng bộ và ủy ban luật pháp cung cấp dịch vụ điện tử thông qua cùng một cổng.

- Các giao dịch G2B bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau được trao đổi giữa chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp bao gồm cả việc phổ biến các chính sách, các quy định và thể chế. Các dịch vụ được cung cấp bao gồm truy xuất các thông tin về kinh doanh, tải các mẫu đơn, gia hạn giấy phép, đăng ký kinh doanh, xin cấp phép và nộp thuế. Các dịch vụ được cung cấp thông qua các giao dịch G2B cũng hỗ trợ việc phát triển kinh doanh, đặc biệt là phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Ví dụ: Dự án Hải quan vàng đã được phó thủ tướng Trung Quốc, Ông Li Langqing đề xuất vào năm 1993 để tạo ra một hệ thống truyền thông số liệu tích hợp kết nối các công ty thương mại quốc tế, ngân hàng với các cơ quan thuế và hải quan. Mục đích của hệ thống này là đẩy nhanh tiến độ giải quyết các thủ tục hải quan và nâng cao năng lực của các ngành có liên quan trong việc thu thuế và quyết toán thuế. Dự án - 9 - Hải quan vàng cho phép các công ty nộp bảng kê khai xuất nhập khẩu cho hải quan, tính toán phần thuế phải nộp và kiểm tra các số liệu

- Các dịch vụ G2E còn bao gồm cả các dịch vụ G2C và các dịch vụ chuyên ngành khác dành riêng cho các công chức chính phủ như việc cung cấp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực qua đó cải tiến các chức năng hành chính hàng ngày cũng như cách thức giải quyết công việc với người dân. thống kê về xuất nhập khẩu.

Tới tháng 10 năm 2002, các nhân viên của chính quyền bang Mississipi có thể xem các bản kê khai thông tin về thuế và tiền lương của mình một cách trực tuyến thông qua một ứng dụng được thiết kế dưới dạng tự phục vụ và đảm bảo tính an toàn, dựa trên web có tên gọi là Kênh truy nhập cho nhân viên (ACE). ACE được kết nối trực tiếp tới hệ thống lương của bang cho phép các nhân viên chính phủ với mã số cá nhân và mật khẩu có thể xem tài khoản lương của mình.

Các dịch vụ G2G được triển khai ở hai cấp độ: ở địa phương hoặc trong nước hoặc ở cấp độ quốc tế. Các dịch vụ G2G là các giao dịch giữa chính phủ trung ương/quốc gia và các chính quyền địa phương, giữa các vụ và các công ty, cơ quan có liên quan. Đồng thời, các dịch vụ G2G là các giao dịch giữa các chính phủ và có thể được sử dụng như một công cụ của các mối quan hệ quốc tế và ngoại giao.

Ví dụ: 124 nhà lãnh đạo đứng đầu chính phủ đã tới Palemo, Ý vào tháng 12 năm 2000 để ký công ước quốc tế chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia. Để làm công ước trên trở nên có hiệu lực, Liên hợp quốc đã xây dựng “Chương trình quốc tế về đấu tranh chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia” (www. uncjin. org/CiCP/cicp.html) nhằm nâng cao việc chia sẻ thông tin và hợp tác quốc tế.

3. Nhiệm vụ, vai trò của chính phủ điện tử

CPĐT là phương tiện để hoàn thành những mục tiêu lớn lao của xã hội, những vai trò mà CPĐT mang lại không chỉ dừng lại ở tính hiệu quả của các thủ tục của chính phủ mà còn là cải cách và phát triển toàn diện.

- Tạo môi trường kinh doanh tốt hơn

Công nghệ đã được chứng minh là một chất xúc tác trong việc nâng cao năng suất lao động và phát triển kinh tế, đặc biệt là tại khu vực nông thôn và các nơi xa xôi hẻo lánh. Bằng việc giảm bớt các khâu rườm rà trong thủ tục và chú trọng đến việc cung cấp các dịch vụ nhanh chóng và hiệu quả, CPĐT có thể tạo ra các điều kiện thu đầu tư nhiều hơn.

- Khách hàng có thể thực hiện các hoạt động, dịch vụ thông qua phương thức trực tuyến

Điều này liên quan đến việc cung cấp một cách hiệu quả các hàng hoá và dịch vụ công cộng cho người dân thông qua việc phản hồi nhanh chóng của chính phủ với sự tham gia tối thiểu của các nhân viên chính phủ.

- Tăng cường sự điều hành có hiệu quả của chính phủ và sự tham gia rộng rãi của người dân

Nâng cao tính minh bạch và tin cậy của chính phủ thông qua việc đẩy nhanh ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông trong quản lý và điều hành cũng như mở ra các cơ hội mới cho người dân được chủ động trong quá trình tham gia vào việc hoạch định chính sách của chính phủ

Việc phổ biến rộng rãi thông tin hỗ trợ việc trao quyền cho người dân cũng như quá trình đưa ra quyết định của chính phủ. Tính minh bạch của thông tin sẽ không chỉ thể hiện sự dân chủ mà còn gây dựng dần sự tin cậy giữa những nhà lãnh đạo chính phủ và tính hiệu quả bắt buộc trong việc điều hành chính phủ.

- Nâng cao năng suất và tính hiệu quả của các cơ quan chính phủ

Phần lớn các thủ tục của chính phủ đã được thực hiện trong nhiều năm qua và thường bao gồm nhiều bước, nhiều nhiệm vụ và nhiều bước hoạt động. Việc đơn giản hoá các thủ tục của chính phủ thông qua ứng dụng công nghệ, thông tin sẽ xoá bỏ các khâu thủ tục rườm rà và giúp giảm bớt nạn quan liêu.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169