Nguyễn Ngọc Ánh

Căn cứ sa thải và trình tự, giải quyết tranh chấp do bị sa thải

Chào A/c luật sư em muốn nhờ anh chị tư vấn giúp em! công ty em muốn sa thải em với lý do đã dùng thẻ ngân hàng của người khác để cà thẻ thanh toán và giả mạo chữ kí để kí lên những chứng từ thanh toán của ngân hàng. Hành động này là không trung thực, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích và uy tín của công ty. (Trường hợp này là bạn em cho em mượn thẻ tín dụng để sử dụng và đã được sự đồng ý của chủ thẻ) và em mua hàng ngoài giờ làm việc như một khách hàng bình thường. A/c tư vấn giúp em.


Căn cứ sa thải và trình tự, giải quyết tranh chấp do bị sa thải

Căn cứ sa thải ( Ảnh minh họa)

Trả lời:

Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi yêu cầu tới công ty Luật Minh Gia! Sau đây, chúng tôi xin tư vấn yêu cầu của anh như sau:

Theo quy định của pháp luật, hình thức xử lí kỷ luật sa thải ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích của người lao động. Vì vậy, căn cứ áp dụng hình thức xử lí kỷ luật sa thải cũng như trình tự, thủ tục giải quyết được pháp luật quy định rất chặt chẽ.

Về căn cứ  giải quyết, nếu nội quy công ty không quy định ( trường hợp nội quy được đăng ký đúng theo quy định của pháp luật); thì căn cứ sa thải sẽ theo quy định tại điều 126 BLLĐ 2012.

“ Điều 126. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải

Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:

1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;

2. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.

Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 127 của Bộ luật này;

3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.
Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động
”.

Vậy, ngoài trường hợp nội quy công ty quy định thì người lao động chỉ bị xử lí  kỷ luật sa thải nếu vi phạm các quy định tại điều 126 BLLĐ.

Theo như anh trình bày, căn cứ công ty áp dụng biện pháp xử lí kỷ luật sa thải anh : “dùng thẻ ngân hàng của người khác để cà thẻ thanh toán và giả mạo chữ kí để kí lên những chứng từ thanh toán của ngân hàng. Hành động này là không trung thực, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích và uy tín của công ty”.

Còn thực tế trường hợp này là bạn của anh cho anh mượn thẻ tín dụng để sử dụng và đã được sự đồng ý của chủ thẻ; anh mua hàng ngoài giờ làm việc như một khách hàng bình thường.

Chúng tôi không thể đánh giá chính xác được căn cứ trên là đúng hay trái quy định của pháp luật khi chưa nắm trong tay những tài liệu, chứng cứ thực tế. Còn nếu anh có căn cứ chứng minh hành vi của mình là đúng quy định của pháp luật (bởi thực tế bạn của anh và anh cho nhau mượn thẻ, sử dụng thẻ tín dụng không phải là hành vi vi phạm pháp luật) thì anh có thể gửi đơn khởi kiện trực tiếp tới Tòa án quận, huyện nơi công ty đóng trụ sở để yêu cầu giải quyết tranh chấp.

Bộ luật tố tụng dân sự quy định về thầm quyền của Tòa án theo lãnh thổ.

Thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ

1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Toà án theo lãnh thổ được xác định như sau:
a) Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;

...”
.

Hồ sơ bao gồm:

+ Đơn khởi kiện;

+ Bản sao chứng minh thư nhân dân ( có chứng thực);

+ Hợp đồng lao động đã ký kết ( nếu còn);

+ Quyết định sa thải;

+ Ngoài ra, anh có thể chuẩn bị bản tự khai, tự khai toàn bộ các căn cứ giải quyết sa thải ( Kể cả thủ tục giải quyết).

Anh nộp đơn tại Tòa án, cùng các tài liệu, chứng cứ trên. Sau khi nộp tạm ứng án phí; hồ sơ đầy đủ Tòa án sẽ thụ lí và giải quyết tranh chấp.

 

Trân trọng!
Luật gia Nguyễn. N. Ánh – công ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo