Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Ai có quyền yêu cầu ly hôn khi vợ đang mang thai?

Luật sư tư vấn về ly hôn. Trường hợp vợ đang mang thai thì ai có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn? Nếu người vợ đồng ý ly hôn thì như thế nào Việc giải quyết ly hôn trong trường hợp người vợ đang mang thai, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi được thực hiện như thế nào? Quy định của pháp luật về vấn đề này như sau:

 Nếu bạn là người chồng đang muốn ly hôn nhưng không biết nếu người vợ đang có thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì có được thực hiện thủ tục này không?

Có sự phân biệt về việc đơn phương ly hôn của người vợ với quyền đơn phương ly hôn của người chồng khi người vợ đang có thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi không?

Hai vợ chồng thỏa thuận ly hôn có được thực hiện trong trường hợp  người vợ đang có thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi không?

Hãy liên hệ với chúng tôi qua số Hotline 1900.6169 hoặc qua địa chỉ mail lienhe@luatminhgia.vn để được hướng dẫn, giải đáp cụ thể các vấn đề liên quan. Chúng tôi rất hận hạnh được đồng hành cùng bạn trong việc xử lý các vấn đề về lĩnh vực hôn nhân và gia đình.

Dưới đây là một bài viết của chúng tôi về việc người vợ yêu cầu ly hôn và giành quyền nuôi con. Chúng tôi hi vọng bài viết này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về các vấn đề liên quan đến hôn nhân và gia đình.

1. Quyền yêu cầu ly hôn khi vợ đang mang thai quy định thế nào?

Câu hỏi: Chào luật sư, Tôi có thắc mắc mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi đã kết hôn được 3 tháng, hiện đang có thai được hơn 2 tháng. Từ khi cưới nhau về đời sống vợ chồng tôi mâu thuẫn kéo dài, không thể hàn gắn được, hiện tại tôi đang sống ly thân với chồng được 1 tháng rồi Tôi lên tòa án để xin ly hôn, nhưng tòa án ko giải quyết cho tôi, họ nói vì con còn nằm trong bụng, chưa có tên, đợi sinh con xong, con trên 1 năm mới được giải quyết ly hôn. Tòa án bắt tôi đợi con sinh ra trên 1 tuổi, cứ kèo dài thế này sao tôi có thể chịu đựng được. Mong Luật sư tư vấn giúp tôi.

Công ty luật Minh Gia tư vấn cho bạn như sau:

- Ai có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn?

Theo quy định tại Điều 51 Luật HNGĐ năm 2014 về quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn cụ thể như sau:

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Như vậy, pháp luật Hôn nhân gia đình chỉ hạn chế quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn của người chồng trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi. Do đó, nếu tình trạng hôn nhân trở lên trầm trọng, mâu thuẫn kéo dài không thể hàn gắn ảnh hưởng đền quyền và lợi ích hợp pháp của người vợ hoặc bào thai trong bụng thì người vợ vẫn có quyền nộp đơn xin ly hôn đơn phương và Tòa án sẽ thụ lý giải quyết.

- Nếu một bên vợ hoặc chồng không đồng ý ly hôn thì quy định thế nào?

Khoản 1 Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định thì:

“1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

...”

Như vậy, chị có thể đơn phương gửi đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn của mình.

Về hồ sơ, thủ tục ly hôn, , chị cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

-  Đơn xin ly hôn;

-  Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;

-  Bản sao Hộ khẩu thường trú, tạm trú của vợ và chồng;

-  Bản sao Chứng minh thư nhân dân hoặc bản sao hộ chiếu của vợ và chồng

Về thẩm quyền giải quyết của Tòa án:

Theo Điểm a Khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 xác định thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án thì:

“a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;”

Như vậy, nếu chị đơn phương ly hôn thì chị cần phải gửi đơn lên Tòa án nhân dân cấp huyện nơi chồng chị đang cư trú.

>> Luật sư tư vấn quy định về ly hôn khi vợ đang mang thai, gọi: 1900.6169

2. ​Ai là người có quyền ly hôn khi vợ đang mang thai?

Câu hỏi: Chào luật sư, cho tôi hỏi trường hợp: Tôi và chồng hiện đang có 1 cháu trai 37 tháng và tôi đang mang thai 2 tháng. Cuộc sống vợ chồng không hợp nhau, anh ấy lại có biểu hiện ngoại tình vì người phụ nữ đó nhắn tin nói với tôi (chưa xác nhận), trong suốt 05 năm anh ấy đánh tôi vài lần. Tôi muốn li hôn nhưng bà nội cháu không cho tôi mang con đi, cháu bà bà nuôi. 

Tôi xin hỏi trong trường hợp của tôi có được quyền nuôi cả 2 con không, tôi là viên chức nhà nước, thu nhập 3triệu/tháng. Hiện vợ chồng tôi vẫn ở cùng bố mẹ chồng, chưa chuyển ra ngoài ở. Xin cảm ơn luật sư.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo quy định pháp luật về hôn nhân gia đình, cha mẹ có quyền chăm nom và nuôi dưỡng con cái sau khi ly hôn. Đó là quyền lợi hợp pháp được pháp luật công nhận và bảo vệ. Căn cứ:

Điều 81 - Luật hôn nhân gia đình. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Căn cứ vào các quy định trên, khi ly hôn tại tòa, do con chị hiện tại đã được 37 tháng tuổi nên nếu không thỏa thuận được về quyền nuôi con, tòa sẽ căn cứ vào điều kiện của cha hoặc mẹ để chọn ra người có điều kiện tốt nhất cho đứa trẻ. Còn với cháu bé sắp sinh, chị hoàn toàn có quyền nuôi cháu. Dựa vào điều kiện về kinh tế và hoàn cảnh như chị đã nêu ở trên sẽ rất khó khi giành quyền nuôi con. Nếu như thu nhập của chồng chị nhiều hơn thì sẽ rất bất lợi cho chị trong việc giành quyền nuôi con. Bởi lẽ tòa sẽ nhìn vào sự thật khách quan để phân định quyền nuôi con. Trong trường hợp chị không được nuôi con, nếu như trong thời gian chúa sinh sống với bố mà chị thấy rằng cháu không được sự quan tâm chăm sóc thì chị có thể làm đơn yêu cầu tòa thay đổi người trực tiếp nuôi con. Khi đó tòa sẽ xem xét yêu cầu và giải quyết cho chị. Căn cứ:

Điều 84 - Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Người không trực tiếp nuôi con sẽ phải có nghĩa vụ cấp dưỡng đối với đứa trẻ. Mức cấp dưỡng do sự thỏa thuận của hai bên. Nếu không thỏa thuận được tòa sẽ quy định mức cấp dưỡng cụ thể phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của người có nghĩa vụ cấp dưỡng. Căn cứ:

Điều 82 - Luật hôn nhân gia đình 2014. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

---

3. Tư vấn vợ yêu cầu ly hôn và giành quyền nuôi cả hai con

Nội dung tư vấn: Xin chào luật sư, luật sư làm ơm cho tôi hỏi về vấn đề ly hôn. tôi và chồng lấy nhau năm 2012 và có 1 cháu trai năm nay 5 tuổi từ khi có bầu chồng tôi đi làm ăn xa ở nước ngoài một mình tôi ở nhà nuôi nấng cháu trai đầu đến nay, sau thời gian về nước có khúc mắc chuyện gia đình với nhau nên đã sống ly thân được hơn 1 tháng và hiện nay tôi đang mang thai cháu thứ 2 được 4 tháng. Nay tôi muốn giải quyết ly hôn và muốn nuôi 2 đứa con. Tôi làm nghề giáo viên còn chồng tôi sau khi hết hạn về nước ko có việc làm. Với hoàn cảnh như tôi thì tôi có được quyền ly hôn và nuôi 2 đứa con hay ko. Xin nhờ luật sư tư vấn hộ.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau: 

Theo quy định tại điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn (đã trích dẫn tại phần 1).

Pháp luật hôn nhân chỉ hạn chế người chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi nhưng không hạn chế quyền của vợ khi vợ có yêu cầu ly hôn đơn phương. Nếu trong trường hợp bạn có căn cứ về việc trong gia đình xảy ra nhiều mâu thuẫn, đời sống chung không thể tiếp tục được thì bạn có thể yêu cầu ly hôn đơn phương và quyền nuôi con sẽ giải quyết như sau:

Căn cứ vào khoản 2 điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:

“2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con”

Do đó, đối với trường hợp nuôi con thì pháp luật sẽ ưu tiên vấn đề thỏa thuận, vợ chồng bạn có thể thỏa thuận trước xem xét ai có đủ điều kiện nuôi con thì sẽ do người đó trực tiếp nuôi con, con đầu của bạn 5 tuổi thì nếu hai vợ chồng không thỏa thuận được bạn có thể nộp đơn yêu cầu toàn án giải quyết, Tòa án sẽ xem xét về việc bên nào đủ điều kiện nuôi sẽ giải quyết cho người ấy nuôi. Còn đối với đứa thứ hai, bạn đang mang thai mà yêu cầu ly hôn thì khi đứa trẻ sinh ra sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi.

Như vậy, nếu có đủ điều kiện để nuôi con và chứng minh người chồng không có khả năng nuôi, không đủ điều kiện nuôi thì bạn có khả năng sẽ nuôi được cả hai đứa con.

Theo đó, người vợ ( chồng ) phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Đồng thời cũng có quyền và nghĩa vụ thăm nom con nhưng không được làm ảnh hưởng xấu đến việc chăm nom và giáo dục con cảu người trực tiếp nuôi con. 

Trân trọng.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169