Luật sư Trần Khánh Thương

Yêu cầu tòa án xác định quan hệ cha con thế nào?

Câu hỏi: Đề nghị luật sư tư vấn về việc yêu cầu tòa án xác định quan hệ cho chon đối với trường hợp tôi hỏi sau đây: Tôi sinh con được 3 tháng. Hiện tôi đã làm giấy khai sinh cho con theo họ tôi. Cha của con tôi không nhận con nhưng lại nói chờ sau này con lớn sẽ đón về nuôi. Tôi muốn hỏi luật sư nếu tôi không cho phép thì cha của con tôi có quyền đó không. Và nếu xảy ra tranh chấp con tôi phải làm gì?

Trả lời: 

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn, yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự sau đây:

>> Yêu cầu tòa án xác định cha con và thủ tục thay đổi họ tên cho con

Trường hợp, có tranh chấp về việc nhận con thì người chồng có quyền yêu cầu TAND xác định quan hệ cha, con. Nếu người chồng đưa ra bản kết luận giám định ADN chứng minh hai người đó có quan hệ huyết thống thì TAND sẽ ra quyết định công nhận quan, hệ cha con. Quyết định của TAND có tính cưỡng chế thi hành nên chị không có quyền ngăn cản anh chồng nhận con ruột của mình.

>> Tư vấn quy định về xác định cha con, gọi: 1900.6169

Ngược lại, nếu tại thời điểm này khi anh chồng không muốn nhận con mà chị muốn anh ta phải có trách nhiệm với con thì chị có quyền làm đơn yêu cầu TAND xác định quan hệ cha con. Dựa trên căn cứ chứng minh( kết quả giám định ADN) TAND sẽ ra quyết định công nhận quan hệ cha con. Từ đó chị có cơ sở yêu cầu người cha thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng để chăm sóc nuôi đứa trẻ này.

Bạn tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

---

Câu hỏi thứ 2: Thay đổi họ tên cho con do trùng lặp gây nhầm lẫn.

Kính gửi công ty Luật Minh Gia. Em có gọi điện qua tổng đài tư vấn rồi ạ. Nhưng em muốn xin mẫu đơn xin đổi lại tên trong giấy khai sinh , công ty có thể giúp đỡ em được không ạ.Hiện tại bé của em được 3 tuổi, nhưng do 1 số vấn đề nên gia đình muốn đổi lại tên cho bé. Bên luật có tư vấn cho em là đưa ra lý do nhầm lẫn với tên của các thành viên trong gia đình, nhưng giờ em không có lý do để chứng mình thì có được không ạTheo luật thì có phải mang giấy khai sinh của người chứng minh ra không ạ? Em xin chân thành cảm ơn.

Trả lời tư vấn:

Chào bạn, đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự sau đây:

>> Thay đổi họ, tên cho con thực hiện thế nào?

Trường hợp gia đình không chứng minh được có lý do chính đáng theo quy định của pháp luật về thay đổi họ tên ( tên gọi gây nhầm lẫn, trùng lặp với người thân...) thì sẽ không có căn cứ để yêu cầu thực hiện thủ tục thay đổi họ tên. Trong trường hợp tên của cháu trùng lặp, gây nhầm lẫn với thành viên trong gia đình, người thân thì cần đưa ra các giấy tờ chứng minh quan hệ huyết thống giữa cháu bé với người trùng tên gây nhầm lẫn như: giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, gia phả....

---

Câu hỏi thứ 3: Thủ tục nhập khẩu con theo hộ khẩu của cha như thế nào?

K/g luật sư, Hiện tôi có vợ và 2 con đang sinh sống ở Hà nội (con gái lớn 15 tuổi; con trai nhỏ: 12 tuổi). Tuy nhiên Vợ và 2 con tôi lại hộ khẩu tại Thành phố HCM, tôi hộ khẩu tại Hà nội. Nay tôi muốn chuyển khẩu chỉ cho 2 con tôi ra HÀ NỘI theo hộ khẩu của tôi để tiện cho việc ăn học thì tôi phải làm những thủ tục gì và khai báo thông tin trên những mẫu giấy tờ đấy ra sao. Qua tham khảo tôi thấy các mẫu giấy tờ khai báo chuyển khẩu, nhập khẩu tương đối loằng ngoằng và tôi cũng chưa hiểu phải khai thông tin như thế nào cho đúng trên những mẫu đó

Ví dụ như: PHIẾU BÁO THAY ĐỔI HỘ KHẨU, NHÂN KHẨU, phần II. Thông tin về người có thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu: Nội dung phần này tôi chưa biết phải khai con nào của tôi vào đây hay phải khai ai vào đây. Rất mong nhận được sự tư vấn của Luật sư về những nội dung trên Xin trân thành cám ơn luật sư.

Trả lời:

Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn, yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự sau đây:

>> Tư vấn về nhập khẩu cho con ở Thành phố

Thông tin trong các bản mẫu, anh điền thông tin của người phải chuyển khẩu (con bạn)

---

Câu hỏi thứ 4: Thủ tục đăng ký khai sinh cho con

Chào văn phòng luật sư, tôi có một vấn đề xin được tư vấn ạ. Tôi mới đẻ được bé gái được một tháng tuổi. Tuy nhiên, bé là con của tôi với người chồng sau. Tôi và người chồng trước đã bỏ nhau nhưng ko làm thủ tục ly hôn. Với người chồng sau, tôi chưa đăng ký kết hôn và đang sống với nhau. Hiện nay, tôi có liên lạc với gia đình chồng trước để làm thủ tục ly hôn, tuy nhiên không được đáp ứng. Tôi ra phường thì được yêu cầu phải làm thủ tục ly hôn trước. Vậy giờ tôi phải làm thế nào ạ. Xin luật sư giúp đỡ ạ. 

Trả lời tư vấn:

Đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự sau đây:

>> Thủ tục đăng ký khai sinh cho con

Như vậy, người cha ruột có quyền làm đơn yêu cầu TAND xác định lại quan hệ cha con kèm theo chứng cứ chứng minh quan hệ huyết thống ( giám định ADN). Sau khi đầy đủ chứng cứ thì TAND sẽ ra quyết định công nhận quan hệ cha con của hai người. Khi đó chị đi làm giấy khai sinh tại UBND xã, phường thì xuất trình quyết định của TAND để họ đăng kí khai sinh cho người con và ghi nhận tên người cha ruột của cháu trên giấy khai sinh.

---

Câu hỏi thứ 5: Căn cứ thay đổi tên theo quy định hiện hành

Gửi công ty Luật Gia Minh Tôi là Đàm Thảo. Trước đây do sai sót giấy tờ mà họ tên trong giấy khai sinh của tôi bị thiếu mất họ đệm. Giờ tôi muốn thêm họ đệm "Phương" vào họ tên của mình thì có được không? (Đàm Thị Phương Thảo) Hiện tôi đang học tập tại UK, nhưng tôi muốn thay đổi tên của mình trong giấy khai sinh, thì tôi có cần phải về nước làm thủ tục không? Và điều này có ảnh hương đến visa, passport và BRP của tôi tại UK hay không? Tôi muốn giải quyết trước khi tốt nghiệp năm 2018, để bằng của tôi được đúng tên. Mong nhận được hồi đáp của quý công ty!

Trả lời tư vấn:

Chào chị! trường hợp của chị chúng tôi tư vấn như sau:

Hiện không có quy định về đổi tên đệm. Nếu coi tên đệm là một phần của tên thì điều kiện đổi theo Điều 28 Bộ luật Dân sự 2015 về quyền thay đổi tên, cụ thể là:

"1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:

a) Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;

b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;

c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;

d) Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

đ) Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi;

e) Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;

g) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

2. Việc thay đổi tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.

3. Việc thay đổi tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ".

Nếu chị có một trong các căn cứ trên thì có thể làm thủ tục đổi tên. Sau khi đổi được tên trên giấy khai sinh, chị sẽ tiếp tục làm thủ tục đổi tên trên các giấy tờ cá nhân khác.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo