Luật sư Trần Khánh Thương

Xử phạt hành chính hành vi tàng trữ vũ khí, vật liệu nổ

Hiện nay, hành vi tàng trữ vật liệu nổ còn diễn ra phổ biến trong xã hội. Hàng năm phía cơ quan chức năng, cơ quan nhà nước tịch thu hàng nghìn viên đạn, khẩu súng, vật liệu nổ,…Vậy pháp luật hiện nay quy định như thế về hành vi tàng trữ vũ khí, vật liệu nổ? Đây là thắc mắc của rất nhiều người đã liên hệ với Luật Minh Gia để được hướng dẫn.

1. Luật sư tư vấn quy định pháp luật về hành vi tàng trữ vũ khí vật liệu nổ.

Vật liệu nổ bao gồm các loại chất nổ (chất nổ là chất có khả năng gây nên phản ứng hóa học nhanh, mạnh, tỏa ra nhiều nhiệt và phát sáng, đồng thời sinh ra khí và tạo ra tiếng nổ)…Vậy người có hành vi tàng trữ vũ khí vật liệu nổ thì bị xử lý như thế nào?. Nếu bạn có vướng mắc thì hãy liên hệ với Luật Minh Gia, Luật sư chúng tôi sẽ hướng dẫn, tư vấn để bạn nắm được các quy định về hành vi tàng trữ vũ khí vật liệu nổ như:

+ Nắm được các quy định về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ;

+ Các hành vi bị nghiêm cấm thực hiện liên quan đến tàng trữ vũ khí vật liệu nổ ;

+ Biết được mức xử phạt hành chính khi có hành vi tàng trữ vu khí vật liệu nổ;

Để liên hệ với chúng tôi và yêu cầu tư vấn, bạn vui lòng gửi câu hỏi hoặc Gọi: 1900.6169 , bên cạnh đó bạn có thể tham khảo thêm thông qua tình huống chúng tôi tư vấn sau đây: 

2. Quy định pháp luật về hành vi tàng trữ vũ khí vật liệu nổ.

Câu hỏi: Cho tôi hỏi: - Tàng trữ 10 viên đạn K54 thì xử phạt hành chính theo điều, khoản, điểm nào? - tàng trữ đạn ghém có bị xử lý hình sự hay xử phạt hành chính không? Nếu có thì theo điều, điểm, khoản nào? - Tàng trữ thuốc nổ chưa đến mức xử lý hình sự thì bị xử phạt hành chính theo điều nào? Xin chân thành cảm ơn!!!!!

Trả lời tư vấn:

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn như sau:

Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 3 Pháp lệnh số: 16/2011/UBTVQH12 về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ có quy định " Vũ khí gồm vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và các loại vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự". Theo văn bản này thì đạn là vũ khí, đạn K54 là một trong các loại vũ khí quân dụng và thuốc nổ được xác định là vật liệu nổ. Khoản 2 Điều 5 pháp lệnh này có quy định về các hành vi nghiêm cấm trong đó có hành vi "Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán, nhập khẩu, xuất khẩu trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ". Tuy nhiên, về văn bản xử phạt hành chính thì không có đầy đủ mức xử phạt với từng hành vi trên. Cụ thể:

Điều 10 nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tện nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình có quy định xử phạt hành vi sử dụng vũ khí, sản xuất, chế tạo, sửa chữa vũ khí quân dụng nhưng không có mức phạt với hành vi tàng trữ vũ khí chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

d) Sử dụng các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trái quy định nhưng chưa gây hậu quả;

đ) Sử dụng các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;

6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Sản xuất, chế tạo, sửa chữa vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, súng săn trái phép;

Về hành vi tàng trữ thuốc nổ. Không có quy định trực tiếp xử phạt hành vi tàng trữ vật liệu nổ. Tuy nhiên, Điều 11 pháp lệnh 16/2011/UBTVQH12 quy định:

1. Tổ chức, cá nhân phải khai báo, giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ cho cơ quan Quân sự, Công an hoặc chính quyền địa phương nơi gần nhất trong các trường hợp sau đây:

a) Không thuộc đối tượng được trang bị, sử dụng theo quy định của pháp luật mà có từ bất kì nguồn nào;

b) Phát hiện, thu nhặt được.

Bạn không thuộc đối tượng được trang bị, sử dụng vật liệu nổ nên có nghĩa vụ, trách nhiệm giao nộp lại vũ khí cho cơ quan có thẩm quyền. Nếu không giao nộp, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bạn có thể bị xử phạt theo điểm g khoản 3 Điều 10 nghị định 167/2013/NĐ-CP:

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

g) Không giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ theo quy định.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Xử phạt hành chính hành vi tàng trữ vũ khí, vật liệu nổ. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169