Trần Phương Hà

Xử lý như thế nào đối với hành vi chửi bới, xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác

Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín được quy định như thế nào? Một người có hành vi chửi bới, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác thì xử lý ra sao? Luật Minh Gia giải đáp thắc mắc liên quan đến hành vi chửi bới, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác qua nội dung tư vấn sau đây:

1. Luật sư tư vấn Luật dân sự

“Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kì hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm” là một trong những nội dung được ghi nhận trong Hiến pháp. Mọi hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác đều trái với quy định của pháp luật. Hành vi đó có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo mức độ nguy hiểm của hành vi và thiệt hại thực tế.

Theo đó, nếu bạn hoặc người thân của bạn đang bị người khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm mà chưa có phương án giải quyết, bạn có thể tham khảo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 và Nghị định 167/2013/NĐ-CP để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trường hợp bạn không có thời gian tìm hiểu hoặc không có luật sư riêng, bạn hãy liên hệ Luật Minh Gia để chúng tôi giải đáp và hướng dẫn các phương án cụ thể.

Để được hỗ trợ, tư vấn pháp lý về các vấn đề liên quan đến hành vi chửi bới, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác, bạn hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi để được tư vấn.

Ngoài ra, bạn tham khảo thêm tình huống chúng tôi cung cấp sau đây để tìm hiểu thêm và áp dụng vào trường hợp của mình.

2. Tư vấn hành vi chửi bới, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác

Nội dung câu hỏi: Chào luật sư. Trước đây khoảng hơn 2 tuần chị họ tôi có gọi điện cho mẹ tôi chưởi bới, hăm dọa và vu khống mẹ tôi cang dự vào vấn đề gia đình của chị ta. Mẹ tôi có gọi điện lại hỏi nguyên nhân thì ko trả lời. Đến nay, sau khi hay tin chị ta về quê tôi liền đến nhà để hỏi cho ra lẽ. Trong lúc 2 bên đôi co chị ta liên tục dùng dao chỉ về phía tôi. Tôi liền khống chế và đè chị ta xuống đất nhưng sau đó được cang ra. Tiếp đến, 2 bên tiếp tục tranh chấp với nhau. Chị ta liên tục dùng gậy gọc, gạch đá để hăm dọa. Thặm chí còn dùng lời lẻ thô tục mắng chưởi mẹ tôi và hăm dọa sẽ mướn giang hồ xử lí. Được 1 lúc nữa thì tôi về. Và chị ta đã đưa đơn kiện tôi.Về việc chị ta xúc phạm danh dự mẹ tôi và hăm dọa. Tôi có quyền trình báo và nhờ pháp luật cang thiệp không.Chú thích. Chị họ tôi là việt kiều và đã nhập quốc tịch

Trả lời: Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Gia, với câu hỏi của ban chúng tôi xin tư vấn như sau

Theo Điều 34 Bộ luật dân sự 2015 cá nhân có quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình  "Điều 34. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín

1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

2. Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.

Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

3. Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.

4. Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.

5. Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại."

Như vậy, nếu thực sự người kia có hành vi xúc phạm đến danh dự nhân phẩm và uy tín đến bạn và mẹ bạn thì bạn có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền (cơ quan công an hoặc Tòa án) giải quyết nhằm bác bỏ các thông tin sai sự thật, buộc người có hành vi vi phạm xin lỗi và châm sứt hành vi này.

Theo đó, phụ thuộc vào mức độ hành vi của người đó thì có thể xem xét xử lý vi phạm hành chính theo Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP "Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

b) Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác;

c) Thả rông động vật nuôi trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng."

Hoặc bị truy cứu trách nhệm hình sự về tội làm nhục người khác nếu hành vi trên đã xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm cuả bạn mà mẹ  theo Điều 55 Bộ luật hình sự 2015 "Điều 155. Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

...."

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp bạn hãy liên hệ với chúng tôi  để được hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169