Luật sư Vũ Đức Thịnh

Xử lý hành vi sử dụng hình ảnh người khác để bôi nhọ danh dự

Quyền đối với hình ảnh cá nhân được pháp luật quy định như thế nào? Trường hợp có hành vi tự ý sử dụng hình ảnh của người khác thì có chế tài xử lý không? Người có hành vi vi phạm có phải bồi thường cho người bị lấy hình ảnh cá nhân không?

1. Luật sư tư vấn về quyền dối với hình ảnh cá nhân

Quyền đối với hình ảnh cá nhân là một nội dung quan trọng trong quyền nhân thân của con người và được ghi nhận trong quy định tại Bộ luật dân sự. Theo đó, cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Có thể thấy quyền nhân thân nói chung, quyền đối với hình ảnh cá nhân nói riêng  có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống tinh thần của cá nhân. Mỗi hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của người bị xâm phạm. Vì vậy, việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân trong trường hợp bị xâm phạm có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Tuy nhiên, mặc dù pháp luật đã có những quy định về quyền đối với hình ảnh cá nhân nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều hành vi vi phạm về quyền đối với hình ảnh cá nhân. Trường hợp quyền đối với hình ảnh cá nhân của bạn bị xâm phạm và bạn không biết xử lý như thế nào thì bạn có thể liên hệ đến Luật Minh Gia bằng hình thức gửi câu hỏi qua email hoặc gọi Hotline1900.6169 để được chúng tôi hỗ trợ.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn dưới đây để có hướng xử lý trong trường hợp quyền đối với hình ảnh cá nhân bị xâm phạm.

2. Xử lý hành vi sử dụng hình ảnh người khác để bôi nhọ danh dự

Câu hỏi: Chào anh/chị em có vấn đề nhờ anh/chị giúp đỡ Trước khi lấy chồng em có quen một người bạn trai được một thời gian nhưng sau đó thì em lập gia đình,bây giờ đã được 3 năm rồi nhưng người đó cứ gởi những hình ảnh lúc trước tụi em đi chơi riêng với nhau cho chồng em bằng trang mạng facebook và dùng tên khác. Em chắc chắn là anh ta vì chỉ có anh ta mới có những hình ảnh đó, có những tấm e bị chụp lén, rồi những đoạn ghi âm tụi em nói chuyện với nhau nữa. Cứ như vậy hoài chắc gia đình em tan nát. Em muốn nhờ anh/chị tư vấn em có thể kiện anh ta vì tội phá hoại gia đình em không và trình tự như thế nào, em có thể liên hệ ai để được giúp đỡ. Em xin chân thành cám ơn.
 

Xử lý hành vi sử dụng hình ảnh người khác để bôi nhọ danh dự

Xử lý hành vi sử dụng hình ảnh người khác để bôi nhọ danh dự thế nào, gọi 19006169 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn đã khẳng định người yêu cũ của bạn đã sử dụng các thông tin, hình ảnh của bạn trước đây gửi cho chồng bạn nhằm mục đích phá vỡ mối quan hệ của vợ chồng bạn.

Hành vi sử dụng hình ảnh của bạn đã vi phạm về quyền đối với hình ảnh của cá nhân theo quy định tại Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thể:

“1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.

Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.

Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

2. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:

a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;

b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

3. Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.”

Với hành vi này người đó có thể đã xâm phạm về danh dự, nhân phẩm và uy tín của bạn. Do đó, người đó sẽ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại với hành vi của mình gây ra cho bạn theo Điều 592 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm như sau:

“1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

c) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

Tại Mục 3 Phần II Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP Nghị quyết hướng dẫn quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có quy định như sau:

“Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm gồm có thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm; thiệt hại do danh dự, uy tín của tổ chức bị xâm phạm.

3.1. Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại bao gồm: chi phí cần thiết cho việc thu hồi ấn phẩm có nội dung xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người bị thiệt hại; chi phí cho việc thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm; tiền tàu, xe đi lại, thuê nhà trọ (nếu có) theo giá trung bình ở địa phương nơi thực hiện việc chi phí để yêu cầu cơ quan chức năng xác minh sự việc, cải chính trên các phương tiện thông tin đại chúng; chi phí tổ chức xin lỗi, cải chính công khai tại nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người bị thiệt hại và các chi phí thực tế, cần thiết khác để hạn chế, khắc phục thiệt hại (nếu có).

3.2. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.

a) Nếu trước khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, người bị xâm phạm có thu nhập thực tế, nhưng do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm người bị xâm phạm phải thực hiện những công việc để hạn chế, khắc phục thiệt hại, nên khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó.

3.3. Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm.

c) Mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị xâm phạm trước hết do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được, thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần phải căn cứ vào mức độ tồn thất về tinh thần, nhưng tối đa không quá 10 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.”

Ngoài ra, trường hợp nghiêm trọng có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017). Cụ thể:

“1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

…”

Bạn có thể gửi đơn đến cơ quan Tòa án giải quyết việc dân sự hoặc gửi đơn tố cáo gửi đến cơ quan công an địa phương bạn để được giải quyết (trường hợp nghiêm trọng).

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Xử lý hành vi sử dụng hình ảnh người khác để bôi nhọ danh dự. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại 19006169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo