Xin xác nhận đang công tác thì có được miễn nghĩa vụ quân sự không?
Em sinh năm 1991. Em vừa tốt nghiệp ngành Bác sỹ Y học Dự phòng, đã ký hợp đồng với trường 3 tháng và hiện em đang làm giảng viên của một Trường Đại học Y Dược. 2 mắt của em bị cận 4 độ rưỡi. Em vừa nhận được lệnh gọi đi khám sức khỏe để tham gia NVQS. Em xin hỏi luật sư những câu hỏi sau đây xin luật sư trả lời giúp em:
1. Nếu mắt của em bị cận 4 độ rưỡi như vậy thì em có đủ điều kiện tham gia NVQS hay không?
2. Nếu em xin giấy xác nhận của trường là em đang công tác thì em có được miễn NVQS hay không?
3. Nếu em phải thi hành NVQS thì sau này em có được tiếp tục công tác tại trường nữa hay không?
Mong sớm nhận được phản hồi từ luật sư. Em xin cảm ơn!
Nội dung tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi nội dung yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Với những thắc mắc của bạn, chúng tôi xin đưa ra ý kiến tư vấn như sau:
1. Nếu mắt của em bị cận 4 độ rưỡi như vậy thì em có đủ điều kiện tham gia NVQS hay không? Căn cứ Điều 30 Luật nghĩa vụ quân sự quy định về trường hợp được miễn nghĩa vụ quân sự đó là người tàn tật, người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính khác theo danh mục bệnh tật do Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ quốc phòng quy định. Cụ thể tại Mục III, phụ lục 1, Thông tư số 36/2011/TTLT-BYT-BQP ngày 17 tháng 10 năm 2011 của Bộ Y tế và Bộ Quốc phòng gồm 22 bệnh dưới đây:
“1. Động kinh thỉnh thoảng lên cơn;
2. Tâm thần : Điên rồ, mất trí, cuồng dại (bệnh tâm thần có thể đã được điều trị nhiều lần không khỏi);
3. Phù thũng lâu ngày do bị các bệnh như : suy tim, viêm thận, thận hư, suy thận mãn tính…;
4. Chân voi (do giun chỉ) không lao động được;
5. Chân tay tàn tật, biến dạng, mất chức phận chi do mọi nguyên nhân;
6. Lao xương khớp, lao hạch đang tiến triển;
7. Phong các thể chưa ổn định (có loét, sùi, cụt ngón tay, ngón chân);
8. Câm hay ngọng líu lưỡi từ bé;
9. Điếc từ bé;
10. Mù hoặc chột mắt;
11. Run tay chân quanh năm, đi lại khó khăn, không lao động được (như bệnh Parkinson) hoặc chân tay có những động tác bất thường múa giật (Chorée), múa vờn (Athétose);
12. Liệt nửa người trái hoặc phải, liệt hai chi dưới;
13. Gầy còm, hốc hác, yếu đuối, cơ thể suy kiệt khó có thể hồi phục được do mắc các bệnh mãn tính như lao xơ hang, hen dai dẳng, có biến chứng tâm phế mạn hoặc khí phế thũng, xơ gan cổ trướng;
14. Cổ bị cố tật, ngoẹo rõ rệt từ nhiều năm;
15. Lùn quá khổ (chiều cao đứng dưới 140cm);
16. Gù có bướu ở lưng do di chứng lao cột sống, chấn thương cũ làm cột sống tổn thương để lại di chứng;
17. Tập sụp mi mắt bẩm sinh;
18. Sứt moi kèm theo khe hở vòm miệng chưa vá;
19. Trĩ mũi (Ozène) có rối loạn phát âm;
20. Bệnh khớp có biến dạng teo cơ, cứng khớp;
21. Các bệnh lý ác tính;
22. Người nhiễm HIV.”
Bên cạnh đó theo quy định tại Phụ lục 1 Thông tư 36/2011/TTLT-BYT-BQP quy định Tại Mục II.1, Phụ lục I (Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 36/2011TTLT-BYT-BQP) quy định:
II. TIÊU CHUẨN PHÂN LOẠI THEO BỆNH TẬT (Bảng số 2)
1. Các bệnh về mắt
TT | BỆNH TẬT | PHÂN LOẠI |
---|---|---|
2 | Cận thị: | |
- Cận thị dưới -1,5 D | 2 | |
- Cận thị từ - 1,5 D đến dưới - 3 D | 3 | |
- Cận thị từ - 3 D đến dưới - 4 D | 4 | |
- Cận thị từ - 4 D đến dưới - 5 D | 5 |
Căn cứ theo Khoản 4 Điều 9 Thông tứ 36/2011/TTL-BTY-BQP cũng quy định cách phân loại sức khỏe như sau:
"4. Cách phân loại sức khỏe: Căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự. để phân loại cụ thể như sau:
a) Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1, có thể phục vụ ở hầu hết các quân, binh chủng.
b) Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2, có thể phục vụ trong phần lớn các quân, binh chủng.
c) Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3, có thể phục vụ ở một số quân, binh chủng.
d) Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4, có thể phục vụ hạn chế ở một số quân, binh chủng.
đ) Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5, có thể làm một số công việc hành chính sự vụ khi có lệnh tổng động viên.
e) Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6, là loại sức khỏe được miễn làm nghĩa vụ quân sự”
Như vậy, trường hợp của bạn bị cận 4 độ rưỡi thì theo quy định trên thì vẫn có thể làm một số công việc hành chính sự vụ khi có lệnh tổng động viên. Đồng thời bạn trong độ tuổi gọi nhập ngũ (từ mười tám đến hai mươi lăm tuổi) vì vận bạn vẫn phải tuân thủ quy định về việc đi nghĩa vụ quân sự theo lệnh gọi.
2. Nếu như em giấy xác nhận của trường là em đang công tác thì em có được miễn NVQS hay không? Theo quy định tại Điều 29 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2005 thì những người sau đây được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình:
"a) Người chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;
b) Người là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi người khác trong gia đình không còn sức lao động hoặc chưa đến tuổi lao động;
c) Người có anh, chị hoặc em ruột trong cùng một hộ gia đình là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ;
d) Giáo viên, nhân viên y tế, thanh niên xung phong đang làm việc ở vùng cao có nhiều khó khăn, vùng sâu, biên giới, hải đảo xa xôi do Chính phủ quy định; cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nước thuộc các ngành khác và cán bộ các tổ chức chính trị, xã hội được điều động đến làm việc ở những vùng nói trên;
đ) Người đang nghiên cứu công trình khoa học cấp Nhà nước được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ hoặc người có chức vụ tương đương chứng nhận;
e) Người đang học ở các trường phổ thông, trường dạy nghề, trường trung học chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học do Chính phủ quy định;
g) Người đi xây dựng vùng kinh tế mới trong 3 năm đầu.
Hàng năm, những người nói trên đây phải được kiểm tra, nếu không còn lý do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ, hết 27 tuổi mà vẫn không được gọi nhập ngũ thì chuyển sang ngạch dự bị”.
Cũng theo Điều 29 nói trên thì những người sau đây được miễn gọi nhập ngũ trong thời bình:
"a) Con của liệt sĩ, con của thương binh, bệnh binh hạng một có thương tật, bệnh tật đặc biệt nặng;
b) Một người anh hoặc em trai của liệt sĩ;
c) Một con trai của thương binh hạng một, hạng hai và bệnh binh hạng một;
d) Thanh niên xung phong, cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nước, cán bộ các tổ chức chính trị, xã hội đã phục vụ từ 24 tháng trở lên ở vùng cao có nhiều khó khăn, vùng sâu, biên giới, hải đảo xa xôi do Chính phủ quy định".
Như vậy, theo quy định trên thì nếu bạn xin giấy xác nhận quả nhà trường về vệc đang công tác thì vẫn không thuộc diện được tạm hoãn hoặc miễn gọi nhập ngũ trong thời bình.
3. Nếu em phải thi hành NVQS thì sau này em có được tiếp tục công tác tại trường nữa hay không? Tại Điều 32, Điều 33 Bộ Luật lao động quy định:
"1. Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự.
2. Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
3. Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.
4. Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
5. Các trường hợp khác do hai bên thoả thuận”.
Điều 33. Nhận lại người lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
"Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động đối với các trường hợp quy định tại Điều 32 của Bộ luật này, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác”.
Theo quy định trên, nếu như bạn phải thi hành nghĩa vụ quân sự thì bạn sẽ được hoãn thực hiện hợp đồng lao động đã ký kết với nhà trường. Sau khi kết thúc thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự, trường học có trách nhiệm tiếp tục nhận bạn trở lại làm việc.
Trân trọng
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất