Hoàng Tuấn Anh

Xây dựng mà không có giấy phép xây dựng thì bị xử phạt như thế nào?

Hiện nay, việc xây dựng các công trình dù lớn hay nhỏ đều phải xin cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật, tuy nhiên, nhiều người cứ nghĩ rằng mình chỉ sửa sang lại một vài công trình nhỏ thì không cần xin giấy phép, điều đó dẫn đến nhiều trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính. Và trường hợp dưới đây là một ví dụ điển hình.

 

Chào công ty luật minh gia ạ.gia đình em có một vấn đề liên quan đến luật mong công ty có thể giúp đỡ gia đình Gia đình e có xây dựng lại cổng,quán bán hàng,bờ rào và lắp cống đường xóm,quán bán hàng thì 1 bên tường 10.và 1 bên là bờ rào.lợp mái tôn lên thôi ạ Ngày 30-10-2017 cán bộ địa chính phường xuống gia đình kiểm tra và gửi thông báo để gia đình cung cấp giấy tờ liên quan đến việc xây dựng Ngày 31-10-2017 cán bộ địa chính xuống lập biên bản.gia đình xây dựng nhà ở riêng lẻ.móng bê tông cốt thép.nhưng thực tế móng bằng gạch chỉ đỏ.không có bê tông cốt thép gì cả.nên gia đình đã trả lời rằng.lập biên bản sai.gia đình không kí Ngày 01-11-2017 gia đình nhận được quyết định đình chỉ thi công Ngày 3-11-2017 gia đình đã làm đơn xin xây dựng lên phường.nhưng anh cán bộ địa chính đã trả lời rằng hồ sơ đã được gửi ra thành phố Ngày 16-11-2017 gia đình nhận được quyết định xử phạt hành chính của phó chủ tịch UBND thành phố 6.250.000 Ngày 17 gia đình đã làm đơn khiếu nại lên phường.phường trả lời k đủ thẩm quyền giải quyết.gửi ra thành phố Gia đình lên phòng địa chính.xin lại biên bản để hoàn thiện hồ sơ khiếu nại để gửi ra thành phố.khi nhận biên bản.biên bản đã bỏ phần móng bê tông cốt thép đi.và khi đến lập biên bản.(anh cán bộ địa chính Nam đến lập biên bản 1 mình.không có ai đi cùng.)nhưng trong biên bản gia đình xin lại.thì lại có sự tham gia chứng kiến của khu trưởng và thêm 1 cán bộ địa chính phường nữa Ngày 23-11-2017 gia đình được mời lên đối thoại về đơn khiếu nại của gia đình Được phó chủ tịch trả lời rằng.ông khu trưởng và cán bộ địa chính k có mặt kia.đã đi qua xem và thấy gia đình có xây dựng nên kí vào biên bản Em muốn hỏi công ty luật các vấn đề sau: 1.gia đình làm lại quán,cổng,bờ rào và nắp cống.trên nền móng cũ thì có được gọi là xây dựng nhà ở riêng lẻ không? 2.việc ông khu trưởng và 1 cán bộ địa chính không có mặt tại lúc lập biên bản.mà kí vào Tham gia chứng kiến(ông khu trưởng kí) và thành phần tham gia(1 cán bộ địa chính khác kí) dù k có mặt nhưng kí là đúng hay sai 3.khi lập biên bản sai.gia đình không kí.nên a lập biên bản đã ghi đã thông qua biên bản nhưng gia đình không kí.trong biên bản có ghi là.biên bản được lập thành 2 bản.có nội dung giá trị như nhau.đã đọc cho những người có tên trên cùng nghe và kí.gửi cho gia đình 1 bản.nhưng sau khi biên bản lập.gia đình không được giữ biên bản nào.a cán bộ địa chính trả lời trước đối thoại rằng.vì gia đình không kí.nên k đc có cơ sở nào để gửi biên bản ấy cho gia đình cả Em mong công ty luật có thể giúp e giải đáp các thắc mắc.và trong sự việc trên.còn vấn đề liên quan đến pháp luật ngoài những điều e thắc mắc thì xin công ty có thể tư vấn giúp đỡ em Em xin cảm ơn !

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Thứ nhất, về vấn đề gia đình làm lại quán, cổng, bờ rào và nắp cống.trên nền móng cũ thì có được gọi là xây dựng nhà ở riêng lẻ không?

 

 Khoản 29 Điều 3 Luật xây dựng 2014 có quy định rằng:  Nhà ở riêng lẻ là công trình được xây dựng trong khuôn viên đất ở thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật”

 

Theo các quy định trên, cần phải xem xét xem gia đình bạn làm lại quán, cổng bờ rào và nắp cống trên diện tích đất ở hay không và có thuộc trường hợp được miễn cấp giấy phép xây dựng không. Từ đó xác định được rằng đây có phải là xây dựng nhà ở riêng lẻ hay không.

 

Thứ hai, về vấn đề Việc ông khu trưởng và 1 cán bộ địa chính không có mặt tại lúc lập biên bản.mà kí vào Tham gia chứng kiến (ông khu trưởng kí) và thành phần tham gia(1 cán bộ địa chính khác kí) dù không có mặt nhưng kí là đúng hay sai.

 

Khoản 2 Điều 58 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định: Biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý; tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ; lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ; quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình.

 

Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến.”

 

Theo quy định này thì đối với trường hợp của bạn, người chứng kiến có thể là người chứng kiến bạn không ký vào biên bản hoặc người chứng kiến về việc bạn có hành vi vi phạm. Khi đó, bạn phải xem trong biên bản xem người chứng kiến họ ký xác nhận về vấn đề nào, nếu họ ký xác nhận về vấn đề bạn không ký vào biên bản thì sẽ trái quy định của pháp luật bởi tại thời điểm lập biên bản, cụ thể là lúc bạn từ chối ký vào biên bản đó thì 2 người đó không có mặt nên không thể xác nhận rằng bạn đã không ký vào biên bản được. Còn nếu họ ký xác nhận về việc có hành vi vi phạm về xây dựng nhà ở riêng lẻ mà không có giấy phép thì sẽ không sai bởi họ đã đi qua xem và thấy gia đình có xây dựng, mà hành vi xây dựng này là vi phạm nên việc ký xác nhận là không sai.

 

Thứ ba, theo quy định tại Khoản 3 Điều 58 Luật xử lý vi phạm hành chính thì: “Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản; trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.

 

Trường hợp người chưa thành niên vi phạm hành chính thì biên bản còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.”

 

Như vậy, có thể thấy rằng dù bạn ký hay không ký thì bạn vẫn được giao 1 bản biên bản đã lập về hành vi vi phạm của bạn. Do đó, việc cán bộ địa chính trả lời trước đối thoại rằng.vì gia đình không kí.nên k đc có cơ sở nào để gửi biên bản ấy cho gia đình là trái với quy định của pháp luật.

 

Thứ tư, đối với việc khiếu nại thì bạn phải khiêu nai lần thứ nhất lên chính chủ thể có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật khiếu nại 2011: Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

Trân trọng.
Luật gia: Khuất Liễu - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo