Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Xây dựng ban công tầng 2 ra ngõ đi chung xử lý thế nào?

Cho hỏi về việc xây dựng ban công lấn chiếm ngõ đi chung như sau: Gia đình tôi và gia đình ông H cùng chung một ngõ rộng 3,5m. Hiện nay ông H đang xây nhà trên toàn bộ diện tích đất được cấp, bắt đầu xây tầng hai họ làm một ban công nhô ra chiếm khoảng không của ngõ đi với chiều rộng 0,9m, dài 2,5m.

Tôi đã nhắc nhở nhưng họ nói rằng luật cho phép xây ban công cách mặt đất 3,5m. Họ nói thế có đúng không và tôi có quyền yêu cầu họ không được sử dụng khoảng không chung?

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 62 Luật xây dựng về Giấy phép xây dựng thì trường hợp xây dựng các công trình làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực và an toàn của công trình chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng. Việc gia đình ông H xây dựng ban công tầng 2 phải theo các quy chuẩn sau:

 

Xây dựng ban công tầng 2 ra ngõ đi chung xử lý thế nào?

Xây dựng ban công tầng 2 ra ngõ đi chung xử lý thế nào

Theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BTBXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về quy chuẩn xây dựng Việt Nam thì những phần được phép nhô quá chỉ giới đường đỏ trong trường hợp chỉ giới xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ, phải tuân thủ các quy định sau đây:

- Trong khoảng không từ mặt vỉa hè lên tới độ cao 3,5 m, mọi bộ phận của nhà đều không được nhô quá chỉ giới đường đỏ, trừ các trường hợp dưới đây:

+  Đường ống đứng thoát nước mưa ở mặt ngoài nhà: được phép vượt qua đường đỏ không quá 0,2m và phải đảm bảo mỹ quan;

+ Từ độ cao 1m (tính từ mặt vỉa hè) trở lên, các bậu cửa, gờ chỉ, bộ phận trang trí được phép vượt đường đỏ không quá 0,2m.

- Trong khoảng không từ độ cao 3,5 m (so với mặt vỉa hè) trở lên, các bộ phận cố định của nhà (ô-văng, sê-nô, ban công, mái đua... nhưng không áp dụng đối với mái đón, mái hè) được vượt quá chỉ giới đường đỏ theo những điều kiện sau:

+ Độ vươn ra (đo từ chỉ giới đường đỏ tới mép ngoài cùng của phần nhô ra), tùy thuộc chiều rộng lộ giới, không được lớn hơn giới hạn được quy định ở bảng 2.9, đồng thời phải nhỏ hơn chiều rộng vỉa hè ít nhất 1,0m, phải đảm bảo các quy định về an toàn lưới điện và tuân thủ quy định về quản lý xây dựng áp dụng cụ thể cho khu vực;

+ Vị trí độ cao và độ vươn ra cụ thể của ban công phải thống nhất hoặc tạo được nhịp điệu trong hình thức công trình kiến trúc, tạo được không gian kiến trúc cảnh quan trong từng cụm nhà cũng như trong tổng thể toàn khu vực;

+ Trên phần nhô ra chỉ được làm ban công, không được che chắn tạo thành lô-gia hay buồng.

Độ vươn ra tối đa của ban công, mái đua, ô-văng

Chiều rộng lộ giới (m)

Độ vươn ra tối đa Amax (m)

Dưới 7m

0

7¸12

0,9

>12¸15

1,2

>15

1,4

Trên đây là nội dung tư vấn về: Xây dựng ban công tầng 2 ra ngõ đi chung xử lý thế nào? Nếu chưa rõ bạn vui lòng liên hệ luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo