Lại Thị Nhật Lệ

Xâm phạm ranh giới giữa các bất động sản liền kề

Giáp ranh đất nhà em (ranh đất có rào hàng rào B40) có một số hộ gia đình sinh sống nhưng họ luôn phá phách gia đình em gây sập hàng rào, gãy trụ. Đồng thời, ngay trên ranh giới đất nhà em các hộ dân này còn trồng cỏ voi. Mặc dù nằm bên ngoài hàng rào (ngay sát dưới chân hàng rào) nhưng cỏ voi hộ dân này để nó lên cao nhảy nhánh và đè lên hàng rào nhà em lâu dài làm hư hỏng hàng rào. Vậy cho em hỏi là có quy định nào xử lý việc này?

Giáp ranh đất nhà em (ranh đất có rào hàng rào B40) có một số hộ gia đình sinh sống nhưng họ luôn phá phách gia đình em gây sập hàng rào, gãy trụ. Em biết những hộ này là thủ phạm nhưng không có chứng cứ cụ thể. Vậy cho em hỏi là do sát ranh đất mà những hộ này cố ý hoặc vô tâm để người khác phá trụ rào nhà em thì có vi phạm pháp luật không? Hình thức xử lý như thế nào?

Đồng thời, ngay trên ranh giới đất nhà em các hộ dân này còn trồng cỏ voi. Mặc dù nằm bên ngoài hàng rào (ngay sát dưới chân hàng rào) nhưng cỏ voi hộ dân này để nó lên cao nhảy nhánh và đè lên hàng rào nhà em lâu dài làm hư hỏng hàng rào. Vậy cho em hỏi là có quy định nào xử lý việc này?

Nội dung tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi nội dung yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Theo quy định tại Điều 265 Bộ luật dân sự:

"1. Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thoả thuận của các chủ sở hữu hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thoả thuận khác."

Theo thông tin bạn cung cấp thì giữa khuôn viên đất của gia đình bạn và các bất động sản liền kề đã có hàng rào B40 là căn cứ phân chia ranh giới. Và theo đó những người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định. Do đó, nếu các hộ liền kề có hành vi làm hư hỏng hàng rảo làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình bạn thì bạn có thể khởi kiện để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định tại Điều 161 Bộ luật tố tụng dân sự. Bên cạnh đó, theo quy định tại Khoản 1 Điều 143 Bộ luật hình sự như sau:

"1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm."

Theo đó, nếu nhận thấy hành vi của các hộ gia đình bên cạnh có yếu tố cấu thành tội hủy hoại tài sản như trên bạn có làm đơn tố giác gửi có quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Trân trọng

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169