Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Vợ cũ không chịu tách hộ khẩu sau khi ly hôn thi phải làm sao?

Luật sư tư vấn về nhập, tách hộ khẩu sau khi có quyết định ly hôn của tòa án như sau: Em và chồng em hiện tại là chồng thứ 2, nhưng có 1 vấn đề là Hộ khẩu của chồng em vẫn ở Sóc Sơn, Hà Nội cùng với vợ cũ và con trai anh ấy. Em có hộ khẩu trên Hà Nội rồi ạ, nhưng đến bây giờ thì dù vợ cũ đã ly hôn được 5 năm nhưng hộ khẩu vẫn ở Sóc Sơn, Hà Nội. Vậy em xin hỏi 2 câu hỏi ạ:

1. Hộ khẩu cô ấy vẫn để như thế có ảnh hưởng gì không ạ? Và có cách nào để cô ấy phải tách hộ khẩu đi được không?

2. Nếu như em chuyển khẩu về Sóc Sơn thì cô ấy có bắt buộc phải chuyển khẩu đi không? Và hộ khẩu trên HN em đang đứng chủ hộ ạ. Nếu em chuyển về thì Hộ khẩu trên HN sẽ như thế nào ạ? 

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

1. Quy định về hộ khẩu gia đình

Theo quy định của pháp luật thì sổ hộ khẩu gia đình là một tài liệu làm căn cứ để xác định việc đăng ký hộ khẩu thường trú của từng gia đình hoặc từng đơn vị lập sổ, và là một phương thức quản lý nhân khẩu và việc cư trú của người của cơ quan chính quyền. Bản án của tòa chỉ tuyên chỉ đề cập đến việc chấm dứt quan hệ vợ chồng, không đề cập đến vấn đề cư trú sau ly hôn. Hiện nay, hộ khẩu không liên quan đến quyền lợi về tài sản hay việc làm như trước. Quyền tách hộ khẩu là quyền nhân thân của mỗi cá nhân, không ai có quyền tự chấm dứt hộ khẩu khi chưa nhận được sự đồng ý của cá nhân đó. Khi làm thủ tục tách khẩu cần có sự đồng ý của cả chủ hộ khi thay đổi hộ khẩu thường trú.

Vợ cũ không chịu tách hộ khẩu sau khi ly hôn thi phải làm sao?

Vợ cũ không tách hộ khẩu sau khi ly hôn làm thế nào?

2. Về việc tách khẩu của vợ cũ

Trong trường hợp anh là chủ hộ, anh chị cần thương lượng với người vợ cũ của anh về việc thay đổi hộ khẩu thường trú. Nếu như người vợ cũ đồng ý thì việc đồng ý tách khẩu phải lập thành văn bản. Trong trường hợp người vợ cũ không đồng ý, anh chị cần yêu cầu UBND xã/phường tại Sóc Sơn hòa giải về việc này bởi lẽ hiện tại luật không có quy định cho phép chủ hộ tự ý tách hộ khẩu của những người có tên trong sổ hộ khẩu gia đình.

Căn cứ:

Điều 27 Luật cư trú về việc tách sổ hộ khẩu:

"1. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm:

a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu;

b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2  Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.

2. Khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 của Điều này.

3.Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách hộ khẩu; trường hợp không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do"

Nếu như chị chuyển hộ khẩu về Sóc Sơn thì người vợ cũ cũng không buộc phải tách hộ khẩu, bởi lẽ luật không có quy định về việc giới hạn số nhân khẩu trong một hộ đồng thời cũng không có quy định người mới chuyển hộ khẩu đến thì người cũ phải rời hộ khẩu đi.

Khi chuyển hộ khẩu về Sóc Sơn thì chị phải làm thủ tục chuyển hộ khẩu. Khi này, hộ khẩu cũ tại Hà Nội của chị sẽ không còn nữa.

3. Thủ tục tách, nhập hộ khẩu

Thủ tục nhập hộ khẩu mới, chúng tôi đã có bài viết tư vấn chi tiết và cụ thể, chị có thể tham khảo tại: 

>> Thủ tục tách khẩu, nhập hộ khẩu quy định thế nào?

 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo