Nguyễn Kim Quý

Viên chức được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp được xếp lương như thế nào?

Việc chi trả tiền lương của viên chức làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc được thực hiện theo luật viên chức và các quy định pháp luật liên quan. Vậy, pháp luật quy định như thế nào về việc xếp lương của viên chức? Dựa vào căn cứ nào để chi trả lương cho viên chức? Công ty Luật TNHH Minh Gia xin tư vấn về vấn đề này như sau:

1. Luật sư tư vấn quy định về việc xếp lương viên chức 

Tiền lương là một trong những vấn đề quan trọng được mọi người quan tâm, trong đó có viên chức. Viên chức được trả lương tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao nên để có thể xếp lương của viên chức theo đúng quy định pháp luật thì không phải đơn vị hay viên chức nào cũng nắm rõ.

Nếu bạn đang gặp phải những vướng mắc liên quan đến việc xếp lương của viên chức hoặc vấn đề khác có liên quan quyền, nghĩa vụ của viên chức thì, bạn có thể liên hệ với chúng tôi, để được hỗ trợ tư vấn về các vấn đề mình đang vướng mắc.

2. Viên chức được hưởng lương như thế nào khi được bổ nhiệm vào giáo viên trung học cơ sở

Nội dung hỏi tư vấn:

Xin chào anh, chị ạ. Thật ngại khi làm phiền và hỏi anh chị (miễn phí) như vậy. Mong anh chị thông cảm bỏ qua giúp ạ. Em sinh ngày 24/10/1987. Hiện là giáo viên đang công tác tại trường THCS. Em xin trình bày sự việc như sau: Vào tháng 12 năm 2018 em có tham gia dự tuyển viên chức tại huyện và trúng tuyển giáo viên THCS, tôi được phân công về công tác và nhận nhiệm sở tại trường THCS vào ngày 01/01/2019. Tôi được kí hợp đồng làm việc từ ngày 01/01/2019 ngạch giáo viên THCS hạng III - Mã ngạch: V.07.04.12, Bậc: 1/10, Hệ số: 2,10 (thử việc 85% lương 9 tháng). Trong thời gian này tôi có làm đầy đủ hồ sơ đề nghị bổ nhiệm hạng chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với người trúng tuyển viên chức đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ trên 12 tháng trở lên. Quá trình công tác ở đơn vị cũ như sau:

* Thời gian tham gia bảo hiểm xã hội từ 01/09/2008 đến ngày 01 tháng 11 năm 2017 (9 năm 2 tháng) làm giáo viên tại trường THCS T.

 + Từ 01/09/2008 đến 01/09/2009 thực hiện chế độ thử việc tại trường THCS Tây Sơn

+ Từ 01/09/2009 đến 01/09/2012 Ngạch Giáo viên trung học cơ sở, mã ngạch 15a202, hưởng lương bậc 1/10 hệ số 2.10

+ Từ 01/09/2012 đến 01/06/2015 Ngạch Giáo viên trung học cơ sở, mã ngạch 15a202, hưởng lương bậc 2/10 hệ số 2.41

+ Từ 09/10/2014  chuyển loại viên chức sang Ngạch Giáo viên trung học cơ sở chính, mã ngạch 15a201,  Hưởng lương bậc 2/9 hệ số 2.67

+ Từ 01/06/2015 đến 01/11/2017  Ngạch Giáo viên trung học cơ sở chính, mã ngạch 15a202, Hưởng lương bậc 3/9 hệ số 3.0.

+ Từ 02/01/2017 đổi sang Ngạch Giáo viên trung học cơ sở hạng II , mã số V.07.04.11,  Hưởng lương bậc 3/9 hệ số 3.00.

+ Từ 01/11/2017 Xin nghỉ việc do hoàn cảnh gia đình.

Vậy trước khi nghỉ việc ngạch lương tôi đang hưởng là: Giáo viên THCS hạng II, mã số V.07.04.11,  Hưởng lương bậc 3/9 hệ số 3.00, thời gian nâng lương lần sau tính từ ngày 01/06/2015. Sau khi trúng tuyển và làm đầy đủ hồ sơ để đề nghị xếp lương cho viên chức đã có thời gian công tác trên 12 tháng thì từ khi có quyết định bổ nhiệm tháng 01/2019 tới đầu tháng 09/2019 tôi được quyết định Giáo viên THCS hạng III, mã số V.07.04.12,  Hưởng lương bậc 1/10 hệ số 2.1, tập sự 85 % lương. Tới tháng 08/2019 trường THCS Suối Trầu đã ban hành quyết định xếp lương cho tôi là : Giáo viên THCS hạng III, mã số V.07.04.12, hưởng lương bậc 2/10 hệ số 2.41, thời gian nâng lương lần sau tính từ ngày 01/09/2019. Đồng thời truy lương cho tôi từ tháng 05/2019 đến hết tháng 08/2019 theo bậc lương trên. Tôi có đem thắc mắc và hỏi phòng nội vụ huyện Long Thành thì được trả lời là theo công văn số 1420/SGDĐT-TCCB ngày 09/05/2019 của Sở GD & ĐT quy định. Như vậy tôi muốn hỏi là: - Tôi từ giáo viên THCS hạng II, bậc 3/9 bị xếp xuống Giáo viên THCS hạng III, bậc 1/10 có đúng hay không? -  Tôi có quyết định bổ nhiệm từ tháng 01/2019 nhưng truy lương cho tôi chỉ từ tháng 05/2019 tới hết tháng 08/2019 còn 4 tháng (từ tháng 1 đến tháng 4) không cho truy lại lương có đúng không? Nếu muốn làm khiếu nại thì tôi khiếu nại ở đâu ạ?

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Gia, với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Bạn là giáo viên THCS nên việc xếp ngạch và lương với bạn tuân theo quy định của pháp luật về việc xếp ngạch và lương đối với viên chức.

Thứ nhất, việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp cho bạn sang Giáo viên THCS hạng III, bậc 1/10 có đúng hay không?

Điều 8 Thông tư liên tịch 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV quy định về các trường hợp bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp đối với các viên chức đã được bổ nhiệm vào các ngạch giáo viên trung học cơ sở như sau:

“Điều 8. Các trường hợp bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp

Viên chức đã được bổ nhiệm vào các ngạch giáo viên trung học cơ sở theo quy định tại Quyết định số 202/TCCP-VC ngày 08 tháng 6 năm 1994 của Bộ trưởng, Trưởng ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành giáo dục và đào tạo (sau đây viết tắt là Quyết định số 202/TCCP-VC); Quyết định số 61/2005/QĐ-BNV ngày 15 tháng 6 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành tạm thời chức danh và mã số ngạch của một số ngạch viên chức ngành giáo dục và đào tạo, văn hóa - thông tin (sau đây viết tắt là Quyết định số 61/2005/QĐ-BNV), nay được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở quy định tại Thông tư liên tịch này, như sau:

1. Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng I (mã số V.07.04.10) đối với viên chức hiện đang giữ ngạch giáo viên trung học cao cấp (mã số 15.112);

2. Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II (mã số V.07.04.11) đối với viên chức hiện đang giữ ngạch giáo viên trung học cơ sở chính (mã số 15a.201);

3. Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III (mã số V.07.04.12) đối với viên chức hiện đang giữ ngạch giáo viên trung học cơ sở (mã số 15a.202).”

Như vậy, theo quy định trên, việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp với bạn phụ thuộc vào ngạch viên chức bạn đang giữ chứ không phụ thuộc vào ngạch viên chức của bạn trước khi bạn nghỉ việc. Việc bổ nhiệm bạn vào giáo viên hạng III khi bạn đáp ứng được điều kiện sau:

“Điều 6. Giáo viên trung học cơ sở hạng III - Mã số V.07.04.12

...

2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên hoặc cao đẳng các chuyên ngành phù hợp với bộ môn giảng dạy trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học cơ sở;

b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;

Đối với giáo viên dạy ngoại ngữ thì trình độ ngoại ngữ thứ hai phải đạt bậc 1 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

a) Nắm được chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục trung học cơ sở;

b) Thực hiện được chương trình, kế hoạch giáo dục trung học cơ sở;

c) Biết vận dụng những kiến thức về giáo dục học và tâm sinh lý lứa tuổi vào thực tiễn giáo dục học sinh trung học cơ sở;

d) Biết vận dụng những kiến thức về kinh tế, văn hóa, xã hội trong tư vấn hướng nghiệp học sinh trung học cơ sở;

đ) Biết phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và cộng đồng để nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh trung học cơ sở;

e) Có khả năng vận dụng hoặc viết sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng;

g) Có khả năng hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học kỹ thuật.”

Vì theo thông tin bạn cung cấp bên trên thì bạn không đề cập đến việc sau khi trúng tuyển viên chức thì đang giữ ngạch viên chức nào và công văn số 1420/SGDĐT-TCCB ngày 09/05/2019 của Sở GD & ĐT là văn bản pháp luật của địa phương bạn được lưu hành nội bộ nên chưa thể khẳng định việc bổ nhiệm chức danh nghề việc như vậy với bạn có trái quy định của pháp luật hay không, bạn có thể tham khảo theo quy định tại Điều 8 TTLT 22/2015/ TTLT-BGDĐT-BNV để áp dụng vào trường hợp của mình.

Về việc xếp bậc lương với bạn thì theo quy định tại Thông tư liên tịch 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV như sau:

“Điều 9. Cách xếp lương

1. Các chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở quy định tại Thông tư liên tịch này được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây viết tắt là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP) như sau:

a) Chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng I được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2 (từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38);

b) Chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 (từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98).

c) Chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 (từ hệ số 2,10 đến hệ số lương 4,89).

2. Việc xếp lương vào chức danh nghề nghiệp viên chức quy định tại Khoản 1 Điều này đối với viên chức đã được xếp lương vào các ngạch giáo viên trung học cơ sở theo quy định tại Quyết định số 202/TCCP-VC ; Quyết định số 61/2005/QĐ-BNV ; Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ; Khoản 3 Mục II Thông tư liên tịch số 81/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 10 tháng 8 năm 2005 của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chuyển xếp lương cũ sang lương mới đối với một số ngạch công chức, viên chức mới được bổ phân loại công chức, viên chức thuộc ngành thủy lợi, giáo dục và đào tạo, văn hóa - thông tin, y tế và quản lý thị trường được thực hiện như sau:

Viên chức được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở có hệ số bậc lương bằng ở ngạch cũ thì thực hiện xếp ngang bậc lương và phần trăm (%) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) đang hưởng ở ngạch cũ (kể cả tính thời gian xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có ở ngạch cũ) vào chức danh nghề nghiệp mới được bổ nhiệm;

…”

Về thời gian xét nâng lương, Khoản 3 Điều 10 Thông tư 15/2012/TT-BNV quy định như sau:

“3. Thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người được tuyển dụng đã làm những công việc chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng (nếu có) tính vào thời gian xét nâng lương lần sau khi bổ nhiệm và xếp lương vào chức danh nghề nghiệp.”

Như vậy, việc xếp bậc lương với bạn sẽ phụ thuộc vào ngạch viên chức mà bạn đang giữ. Nếu bạn có thời gian làm những công việc chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí làm việc được tuyển dụng thì thời gian làm việc trước đó sẽ được tính vào thời gian xét nâng lương lần này khi bổ nhiệm và xếp lương vào chức danh nghề nghiệp.

Thứ hai, về vấn đề truy lương cho bạn từ tháng 5/2019 có đúng hay không?

Việc truy lương cho bạn chỉ được thực hiện khi cơ quan trả thiếu lương cho bạn hoặc việc xếp ngạch sai dẫn đến việc xếp lương cho bạn bị sai hoặc vì một lý do nào đó thì cơ quan mới thực hiện việc truy lương cho bạn. Để biết được lý do truy lương bạn có thể yêu cầu cơ quan hoặc phòng Nội Vụ giải thích bằng văn bản với mình.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo