Nguyễn Ngọc Ánh

Về quyền hưởng di sản thừa kế của cá nhân

Nội dung yêu cầu tư vấn :Chào Luật sư cho tôi hỏi về hưởng di sản thừa kế như sau: Trước đây khi còn khỏe mạnh mẹ tôi có làm di chúc để lại sổ đỏ cho hai cháu con chị gái (chị gái tôi đã mất) của tôi.

 

Sau này khi mẹ tôi ốm nặng lên bệnh viện mẹ tôi có chỉ cho tôi chổ cất sổ đỏ và di chúc rồi nói tôi giữ đến khi nào hai cháu tôi trưởng thành thì giao lại cho hai cháu tôi, nay mẹ tôi mất anh rễ tôi kiện tôi ra tòa vì cho rằng anh ta là người giám hộ hai cháu nên có quyền giữ sổ đỏ của mẹ tôi. Như vậy khi ra tòa tôi có khả năng thắng kiện không? Xin cảm ơn luật sư.

 

Trả lời: Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn, trường hợp của anh/chị, chúng tôi tư vấn như sau:

 

Căn cứ theo quy định tại Điều 16 và Điều 17 BLDS 2015 quy định về năng lực pháp luật dân sự của cá nhân:

 

Điều 16. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân

 

1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.

 

2. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.

 

3. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.

 

Điều 17. Nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân

 

1. Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản.

 

2. Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản.

 

3. Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó.

 

Theo quy định của pháp luật, mặc dù các cháu chưa thành niên nhưng căn cứ Điều 16, Điều 17 Bộ luật dân sự 2015 thì nếu di chúc hợp pháp các cháu vẫn có quyền được nhận di sản thừa kế của bà để lại theo đúng di nguyện.

 

Theo đó,  việc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do ai cầm giữ không ảnh hưởng tới quyền được hưởng di sản thừa kế của cháu. Do năng lực hành vi dân sự của các cháu chưa đầy đủ nên mọi giao dịch dân sự liên quan tới quyền sử dụng đất, việc tham gia tranh tụng tại TAND đều thông qua người bố. Tuy nhiên, như đã phân tích thì người bố không có quyền tự mình thực hiện các giao dịch liên quan tới di sản thừa kế trên, trừ trường hợp vì lợi ích của các con.

 

Vậy, trường hợp người bố đại diện cho các con khởi kiện tại TAND để yêu cầu chia di sản thừa kế thì buộc anh phải giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bản di chúc cho Tòa án để giải quyết. Sau khi bản án có hiệu của pháp luật, người bố có trách nhiệm đại diện cho các con nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ mang tên các cháu.

 

Điều 69 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của đương sự:

 

Điều 69. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của đương sự

 

1. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự là khả năng có các quyền, nghĩa vụ trong tố tụng dân sự do pháp luật quy định. Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực pháp luật tố tụng dân sự như nhau trong việc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

 

2. Năng lực hành vi tố tụng dân sự là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng dân sự.

4. Đương sự là người chưa đủ sáu tuổi hoặc người mất năng lực hành vi dân sự thì không có năng lực hành vi tố tụng dân sự. Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người này tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện.

 

5. Đương sự là người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi thì việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người này tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện.

 

Đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của họ, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ được xác định theo quyết định của Tòa án.

 

Do vậy, nếu những người con còn nhỏ, chưa thành niên thì việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của các con, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các con tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện, mà trường hợp ở đây là người bố.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Về quyền hưởng di sản thừa kế của cá nhân. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng

Phòng tư vấn - Công ty Luật Minh Gia,

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo