Luật sư Việt Dũng

Vay tín chấp nhưng mất khả năng thanh toán bị xử lý thế nào?

Luật sư giải đáp thắc mắc cho khách hàng về yêu cầu tư vấn khi vay tín chấp tại Ngân hàng nhưng dến thời điểm thực hiện nghĩa vụ trả nợ mất khả năng thanh toán thì chịu trách nhiệm pháp lý nào?

1. Luật sư tư vấn về hợp đồng vay tín chấp

Vay tín chấp là hình thức cho vay không cần tài sản đảm bảo, dựa hoàn toàn vào uy tín của cá nhân và công ty đang công tác để phục vụ cho các mục đích cá nhân, có thể là một khoản chi phí cho đám cưới, du lịch hoặc mua hàng tiêu dùng và các khoản cho vay rất thuận tiện để phục vụ cho tất cả các nhu cầu của người vay.

Trong trường hợp bên đi vay mất khả năng thanh toán thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Truy cứu trách nhiệm hình về tội gì? Mức xử lý ra sao?

Nếu bạn đang gặp phải vướng mắc liên quan đến hợp đồng vay tín dụng, bạn cần tham khảo các quy định pháp luật về luật dân sự, hình sự hoặc ý kiến của luật sư có chuyên môn. Trong trường hợp bạn không có thời gian tìm hiểu hoặc không có luật sư riêng, bạn hãy liên hệ Luật Minh Gia để chúng tôi giải đáp và hướng dẫn cụ thể.

Để được hỗ trợ, tư vấn pháp lý về các vấn đề liên quan đến hợp đồng tín dụng, bạn hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc Gọi: 1900.6169, để được tư vấn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tình huống mà Luật Minh Gia tư vấn dưới đây để có thêm kiến thức về pháp luật.

2. Vay tín chấp nhưng mất khả năng thanh toán thì có bị xử lý không?

Nội dung tư vấn như sau: Em chào anh/chị!Anh /chị vui lòng cho e hỏi. Năm 2013, Bạn của người thân em có vay tín chấp bên X số tiền abc triệu. Nhưng sau đó, do làm ăn gặp khó khăn, chồng bác bị bệnh tim, cần tiền mổ gấp nên bác mất khả năng chi trả hoàn toàn. Theo như cam kết ban đầu, mỗi tháng Bác phải trả XYZ.VND/tháng (gốc + lãi). Bác mới chỉ thanh tooán được đúng 3 kỳ. Năm 2016, có chị bên xử lý nợ liên lạc và bác có nói trước mắt cho bác đóng 1.000.000VND/tháng và chị đó nói ngân hàng đồng ý. Tháng 2,3/2018, do kẹt tiền đóng học phí cho con nên bác chỉ đóng được 500.000VND/tháng. Tháng 4, bác đóng tiếp 1.000.000VND/tháng như cam kết ban đầu. Nhưng đầu tháng 5/2018, có Công ty Luật gọi điện nói xác minh trước khi đưa ra truy tố về tội " LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN NGÂN HÀNG". Ngày 02/5/2018, Bác vẫn thực hiện cam kết của mình với ngân hàng là đóng 1.000.000VND/tháng.Anh/chị vui lòng cho e hỏi, trường hợp của bác e thì có bị truy tố như bên Công ty Luật được ủy quyền từ phía ngân hàng nói không ạ? Cho e hỏi trong trường hợp bác em vẫn cố thanh tooán theo khả năng tài chính hiện tại thì vẫn bị truy tố hay sao ạ? Em xin cảm ơn nhiều ạ! 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, với vụ việc của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Giữa bác và ngân hàng phát sinh quan hệ dân sự là giao dịch vay tiền có biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là tín chấp. Khi tồn tại quan hệ vay tiền thì nghĩa vụ của bên vay là trả nợ đúng kỳ hạn theo quy định tại điều  466 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

“1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Theo quy định trên nếu đến thời điểm trả nợ bác không thực hiện nghĩa vụ thì Ngân hàng có quyền gửi đơn yêu cầu đến Tòa án nhân dân quận huyện nơi bác cư trú để giải quyết tranh chấp, yêu cầu bác thực hiện nghĩa vụ. Tuy nhiên vì đây là quan hệ dân sự ưu tiên sự thỏa thuận của các bên, do đó trước hết bác nên liên hệ trực tiếp với Ngân hàng để đàm phán vấn đề tranh chấp này. 

Liên quan đến vấn đề bác bạn thì có bị khởi tố về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như bên Công ty Luật được ủy quyền từ phía ngân hàng nói với bác hay không thì xem xét yếu tố phạm tội căn cứ theo quy định tại điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015 về tội này. Cụ thể:

1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật hình sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

.....

Như vậy, chỉ khi có yếu tố cấu thành theo quy định trên đây thì mới khởi tố bác với tội danh lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Còn tại thời điểm hiện tại nếu như chỉ vì điều kiện tài chính khó khăn chưa thể thực hiện nghĩa vụ trả nợ mà không có mục đích chiếm đoạt tài sản hay trước đó sử dụng số tiền vay đúng mục đích thì không đủ cấu thành hình sự. 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo