Vay nợ cá nhân xảy ra tranh chấp giải quyết thế nào?

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Xin chào Luật Sư, xin tư vấn dùm em: Người nhà của em chị S lúc đầu có vay số tiền của bà G là 3 triệu đồng với lãi xuất 20% và lúc sau có mượn thêm vài triệu nữa tổng cộng là 13 triệu tiền gốc + lời ở thời điểm đó nhưng 2 tháng sau với lãi xuất quá cao người nhà em chị S không có khả năng trả lãi nữa xin bà G trả tiền gốc nhưng bà G không chịu và ép chị S ký giấy mượn nợ với số tiền là 40 triệu buộc phải trả...

Do chị S không biết chữ và bị ép nên đã ký, gia đình em không đồng ý trả với số tiền 40 triệu và bà G đã làm đơn thưa ra toà và làm đơn tố cáo sai sự thật, vì khi người nhà em chị S mượn tiền thì giấu gia đình không cho ai biết hết đến khi bà G xuống nhà đòi mới biết mà trong đơn bà G thưa là chị S lên mượn tiền còn anh C chồng chị S gọi điện thoại cho bà G nói cho vợ chồng anh mượn hẹn 1 tháng sau trả và trông đơn bà G buộc cả chị Sang và anh C phải trã. Do chị S không có việc làm ôn định nên bà G muốn đưa anh C vào để anh C trả. Như vậy thưa ra toà gia đình em có phải trả 40 triệu như trong giấy mượn mà chị S bị ép ký không và anh C có quyền vắng mặt và không chịu trách nhiệm gì về số tiền mà chị S mựơn không ạ, và gia đình em có thưa đựơc bà G về tội cho vay nặng lãi và tội vu khống anh C không ạ. Rất mong được tư vấn từ quý Luật Sư, xin chân thành cảm ơn.

 

Trả lời tư vấn: Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

 

Điều 127 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

 

"Điều 127. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép

 

Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

 

Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.

 

Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình."

 

Theo quy định trên thì đối với những giao dịch dân sự mà khi giao kết một trong các bên bị đe dọa, cưỡng ép hay lừa dối thì giao dịch đó vô hiệu. Và hậu quả của giao dịch vô hiệu, Điều 131 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

 

"1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

 

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

...

4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

..."

 

Về vấn đề cho vay nặng lãi, Điều 163 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 quy định: "1. Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm."

 

Như vậy, phạm tội cho vay lãi nặng khi việc cho vay đó với lãi suất cao gấp 10 lần trở lên so với lãi suất tối đa mà pháp luật cho phép tại thời điểm cho vay và việc cho vay có tính chất chuyên bóc lột.

 

Về vấn đề vu khống, Điều 122 BLHS quy định: "1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm."

 

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

 

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp.

 

Trân trọng
P.Luật sư trực tuyến - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169