Va chạm giao thông trách nhiệm các bên thế nào?
B nghe tiếng kèn nhưng vẫn tiếp tục di chuyển và không dừng lại, đến khi né vào sát lề thì bánh xe trước A có va vào bánh trước chiếc xe đạp B ngã ngang, không thiệt hại gì cả , B bị sưng ở đầu, chảy máu ở vùng cổ, nên A đưa đi bệnh viện chụp hình, bác sĩ bảo không sao và cho về, A đã cho trả viện phí, thuốc, cả tiền ăn cho hơn nửa tháng. Vậy mà B bảo đầu còn sưng nên công an xã không cho lấy xe về. Vậy cho hỏi A có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không? A và B có phải bồi thường thiệt hại gây ra cho nhau không? và khi nào xe được lấy có phải do B quyết định không? Xin cảm ơn.
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Với trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:
Theo phần trình bày của bạn thì chưa đủ cơ sở để xác định lỗi gây ra tai nạn thuộc về bên nào? Vì vậy, trường hợp nếu A hoàn toàn có lỗi gây ra tai nạn và hậu quả theo quy định Luật Hình sự thì A có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo quy định Bộ luật hình sự như sau:
Tại Điều 260 Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung 2017 như sau:
“Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
…”.
Ngoài ra, A phải chịu xử phạt Hành chính về Giao thông đường bộ tương ứng với lỗi được xác định và phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho B theo quy định tại Điều 591 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;
b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Như vậy, đối chiếu quy định trên, về mức bồi thường các bên có thể thương lượng, thỏa thuận với nhau. Trường hợp không thỏa thuận được, có thể yêu cầu Tòa án xem xét và quyết định mức bồi thường dựa trên thiệt hại thực tế.
Trường hợp, A được xác định là không có lỗi về việc xảy ra tai nạn dẫn đến thiệt hại và lỗi hoàn toàn do B thì A sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường bất kỳ khoản chi phí nào cho gia đình nạn nhân.
Trường hợp, A và B được xác định là cùng có lỗi trong việc gây ra tai nạn và dẫn đến thiệt hại. Trong trường hợp này thì cả 2 bên đều phải có trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại xảy ra do hành vi của mình gây nên.
Bên cạnh đó, liên quan đến việc cơ quan công an giữ phương tiện của A thì nếu phương tiện không còn phục vụ cho công tác điều tra thì A có thể làm đơn yêu cầu cơ quan công an trả lại phương tiện.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất