Trần Phương Hà

Ủy quyền đòi nợ, thu hồi công nợ thế nào?

Nhờ luật sư tư vấn về vấn đề ủy quyền để đòi nợ như sau: Tôi nhận ủy quyền đòi nợ thay cho mẹ đẻ của tôi. Từ tháng 4 /2011 đến tháng 8/ 2015, mẹ tôi cho 1 chị hàng xóm vay nhiều lần với tổng số tiền là 100 triệu đồng và 12 chỉ vàng 9999. Người vay tính lãi cho mẹ tôi nhưng không thỏa thuận lãi suất cụ thể.

Mỗi lần đến nhà mẹ tôi vay, chị ấy đều lấy lí do lo công việc gia đình và chữa bệnh cho mẹ chị ấy; rồi viết giấy biên nhận vay nợ cho mẹ tôi. Chị ấy nhiều lần hưa trả tiền và vàng cho mẹ tôi nhưng đều không trả, Mẹ tôi và chúng tôi đã nhiều lần đến nhà đòi nhưng chị ấy đều khất rồi tránh mặt. Nay mẹ tôi đã già yếu, không thể đi lại để đòi nợ. Tôi đã làm đơn khởi kiện lên Tòa án. Vậy tôi xin hỏi: Việc tôi làm có vi phạm pháp luật không? Có cách nào giải quyết để giúp mẹ tôi đòi được nợ? Tôi rất mong luật sư tư vấn và giúp tôi, Tôi xin chân thành cảm ơn!.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, về vấn đề của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Điều 186 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về Quyền khởi kiện vụ án: "Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình".

Bộ luật Dân sự quy định về đại diện như sau:

"1. Đại diện là việc một người (sau đây gọi là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người khác (sau đây gọi là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện.

2. Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Cá nhân không được để người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó.

3. Quan hệ đại diện được xác lập theo pháp luật hoặc theo uỷ quyền ..."

Đối với quy định về đại diện theo uỷ quyền:

"1. Đại diện theo uỷ quyền là đại diện được xác lập theo sự uỷ quyền giữa người đại diện và người được đại diện.

2. Hình thức uỷ quyền do các bên thoả thuận, trừ trường hợp pháp luật quy định việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản".

Theo quy định của pháp luật, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện tại Tòa án để yêu cầu bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Vậy, trường hợp chị được sự ủy quyền của mẹ, hình thức và nội dung ủy quyền đúng theo quy định của pháp luật (văn bản ủy quyền phải được lập thành văn bản và có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền) tiến hành nộp đơn khởi kiện ra Tòa án hoàn toàn đúng với yêu cầu của pháp luật.

Ngược lại, trường hợp không cung cấp được văn bản ủy quyền, chị tự mình nộp đơn yêu cầu giải quyết thì Tòa án có căn cứ để trả lại đơn khởi kiện.

Bộ Luật Dân sự quy định về hợp đồng vay tài sản: "Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định".

Trước khi nộp đơn yêu cầu khởi kiện, bạn cần thu thập các tài liệu, chứng cứ để chứng minh yêu cầu có cơ sở pháp lý: hợp đồng vay mượn, lời khai của những người làm chứng,...

Về thủ tục khởi kiện yêu cầu trả nợ, chúng tôi đã có 1 bài viết về vấn đề này, bạn có thể tham khảo bài viết chúng tôi đã hướng dẫn chi tiết dưới đây:

>> Tư vấn thủ tục khởi kiện đòi nợ

Trân trọng.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo