Tư vấn về việc xử lý hành vi gây ô nhiễm môi trường
Nội dung tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, về việc bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất, Điều 68 Luật Bảo vệ môi trường 2014 quy định:
"1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau:
a) Thu gom, xử lý nước thải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
b) Thu gom, phân loại, lưu giữ, xử lý, thải bỏ chất thải rắn theo quy định của pháp luật;
..
c) Có chất độc hại đối với người và sinh vật;
d) Phát tán bụi, mùi, tiếng ồn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người;
đ) Gây ô nhiễm nguồn nước.”
Nếu như không đảm bảo các yêu cầu này, cơ sở sản xuất sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Tùy vào lượng khí thải, khói bụi mà mức phạt hành chính cụ thể được quy định tại Điều 15 và Điều 16 Nghị định 179/2013/NĐ-CP. Ngoài ra, hành vi này còn có thể bị xử phạt theo quy định tại Điều 182 Bộ luật Hình sự 1999( sửa đổi, bổ sung năm 2009):
"1. Người nào thải vào không khí, nguồn nước, đất các chất gây ô nhiễm môi trường, phát tán bức xạ, phóng xạ vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải ở mức độ nghiêm trọng hoặc làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Làm môi trường bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng khác.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
Về việc khởi kiện về môi trường, Điều 162 Luật Bảo vệ môi trường quy định:
"1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, khởi kiện về hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
2. Cá nhân có quyền tố cáo vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường với cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố cáo.
3. Thời hiệu khởi kiện về môi trường được tính từ thời điểm tổ chức, cá nhân bị thiệt hại phát hiện được thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về môi trường của tổ chức, cá nhân khác.”
Theo đó, bạn có thể viết đơn khởi kiện gửi đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bạn sinh sống về hành vi làm ô nhiễm môi trường của nhà hàng xóm và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu chứng minh được các thiệt hại từ việc chế biến gỗ của nhà hàng xóm gây ra.
Trân trọng
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất