LS Hoài My

Tư vấn về vi phạm hợp đồng ủy quyền

Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao cho bên nhận ủy quyền nếu các bên có thỏa thuận

1. Luật sư tư vấn về dân sự

Trên cơ sở hợp đồng ủy quyền, người được ủy quyền đại diện cho người ủy quyền thực hiện các hành vi pháp lý trong phạm vi thẩm quyền. Vì vậy, đại diện theo ủy quyền có hai mối quan hệ pháp lí cùng tồn tại. Quan hệ giữa người ủy quyền và người được ủy quyền. Người được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện các hành vi pháp lí trong phạm vi ủy quyền. Quan hệ giữa người được ủy quyền với bên thứ ba của giao dịch. Người được ủy quyền với tư cách của người đã ủy quyền giao kết hoặc thực hiện các giao dịch dân sự với người thứ ba. Người được ủy quyền có những quyền và nghĩa vụ nhất định với người thứ ba của giao dịch.

Nếu bạn đang tìm hiểu các quy định pháp luật liên quan đến hợp đồng ủy quyền, bạn chưa biết hỏi ai thì hãy liên hệ tới luật sư Luật Minh Gia, chúng tôi sẵn sàng tư vấn giải đáp. Ngoài ra, bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết chúng tôi tư vấn dưới đây để có thêm kiến thức.

2. Tranh chấp hợp đồng ủy quyền 

Câu hỏi tư vấn: Gia đình tôi có một ngôi nhà cỡ 50m², chưa có sổ hồng. Vì để có tiền làm sổ hồng, mẹ tôi đã xin vay mượn tiền từ mợ tôi (vợ của dượng tôi), bà ấy chấp nhận cho mẹ tôi mượn tiền với điều kiện làm giấy ủy quyền nhà cửa cho bà ấy. Do thiếu hiểu biết, mẹ tôi đã ký vào đơn ủy quyền. Sau khi có được chữ ký, bà ấy đã đem nhà tôi đi bán cho người khác. Sau khi người đầu tiên mua và thấy rằng bị lừa, đã đem nhà bán cho người thứ hai. Sau 5 lần sang tay thì hiện tại giá bán căn nhà đã lên gần 300 triệu.

Sự việc này đã được đưa ra tòa án giải quyết, nhưng hơn 4 năm rồi mà vẫn chưa có kết quả xác minh. Đầu tiên, công an yêu cầu bắt được mợ tôi mới xử được, nhưng bà ấy đã bỏ trốn. Nhưng người bị yêu cầu phải bắt bà ấy về là mẹ tôi. Cho nên khi mẹ tôi gặp và yêu cầu bà ấy lên tòa thì bị con bà ấy hành hung. Nhưng chờ mẹ tôi kêu người đến đưa bà ấy đi thì bà ấy lại trốn mất dạng. Sau nhiều lần lên tòa án, với các lý do thì việc xử lý nhà tôi cứ bị tạm hoãn lại: chưa bắt được bị cáo, tòa án làm mất giấy tờ (thư kiện / chứng từ) của mẹ  tôi...Mẹ tôi luôn được trấn an với liều thuốc an thần rằng: đừng lo, không mất nhà đâu mà sợ. Nhưng việc này càng kéo dài thì tôi càng bất an. Vậy luật sư cho tôi hỏi, nếu sự việc này nghiêm trọng, thì căn nhà của tôi có phải bị bán đi để chia đều thiệt hại cho đôi bên? Mợ tôi có phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi lừa đảo tài sản? 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Gia. Trường hợp này chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

Điều 565 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ của bên được ủy quyền

”1. Thực hiện công việc theo ủy quyền và báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện công việc đó.

2. Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền.

3. Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền.

4. Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc ủy quyền.

5. Giao lại cho bên ủy quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc ủy quyền theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

6. Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều này.”

Do bạn không nói rõ trong giấy ủy quyền có những nội dung nào nên chưa thể xác định được mợ bạn có vi phạm về phạm vi ủy quyền hay không.Nên căn cứ quy định trên chúng tôi tư vấn cho bạn theo 2 hướng như sau:

- Thứ nhất là trong hợp đồng ủy quyền mẹ bạn có ủy quyền cho mợ bạn bán ngôi nhà đó thì mợ bạn có quyền bán ngôi nhà.

Vì vậy, gia đình bạn sẽ không lấy lại được ngôi nhà đó nhưng gia đình bạn sẽ nhận lại số tiền mà người mợ đó đã bán ngôi nhà. Nhưng theo như bạn nói thì mợ bạn cũng không hoàn trả lại tiền cho mẹ bạn và hiện đã bỏ trốn nên hành vi của mợ bạn có thể cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017:

“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.”

- Thứ hai là nếu trong hợp đồng ủy quyền mẹ bạn không ủy quyền cho mợ bạn bán ngôi nhà.

Lúc này, mợ bạn sẽ không được tự ý bán ngôi nhà của gia đình bạn vì ngôi nhà không thuộc quyền sở hữu của người mợ đó. Tuy nhiên, mợ bạn vẫn bán ngôi nhà của gia đình bạn thì có thể tuyên hủy giao dịch giữa mợ bạn và người thứ ba. Nhưng theo thông tin bạn cung cấp thì mảnh đất này đã bán qua cho 5 người, nếu mợ bạn đã bán cho người thứ ba và người thứ ba được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu theo đúng quy định của pháp luật và những người sau đó mua lại dựa trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp thì được xác định là người thứ ba ngay tình và giao dịch mà họ đã xác lập được bảo vệ, khi đó gia đình bạn chỉ có thể yêu cầu mợ bạn trả lại số tiền đã bán nhà mà không thể lấy lại căn nhà nữa.

Như vậy, ngôi nhà của bạn sẽ không bị bán để chi trả thiệt hại cho đôi bên. Và bạn có thể tố giác mợ bạn về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 (chứ không phải tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như bạn đã nói).

Và trong trường hợp này, mợ bạn có thể phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017 nếu hành vi vi phạm của mợ bạn đã đáp ứng đủ các yếu tố cấu thành tội này, cụ thể như sau:

- Về mặt khách quan: Mợ bạn đã nhận được ngôi nhà của gia đình bạn bằng hình thức hợp đồng hợp pháp (đó là hợp đồng ủy quyền). Sau khi nhận được ngôi nhà đó, mợ bạn đã bán ngôi nhà và lấy tiền bỏ trốn. Hành vi này cũng được coi là hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (theo quy định tại Điểm a khoản 1 Điều 140).

- Về mặt chủ quan: Lỗi của mợ bạn là lỗi cố ý trực tiếp. Mợ bạn biêt hành vi của mình trái với ý muốn của mẹ bạn nhưng vẫn mong muốn thực hiện giao dịch bán nhà đó.

- Về chủ thể: Mợ bạn có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự, và đạt độ tuổi theo luật định.

- Về khách thể: Mợ bạn đã xâm hại đến quyền sở hữu tài sản của mẹ bạn.

Như vậy, hành vi chiếm đoạt tài sản này của mợ bạn đã gây thiệt hại về tài sản cho gia đình bạn nên bạn có thể gửi đơn tố giác tội phạm đến cơ quan Công an.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Tư vấn nhanh