Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Tư vấn về vấn đề phân chia di sản thừa kế

Luật sư tư vấn về vấn đề phân chia di sản thừa kế của các thành viên trong gia đình. Nội dung tư vấn như sau:

1. Luật sư tư vấn về vấn đề thừa kế

Phân chia di sản thừa kế đặt ra khi người để lại di sản thừa kế mất, trong quá trình phân chia di sản nếu không nắm rõ các quy định của pháp luật thì rất dễ dấn đến trường hợp phân chia thừa kế không phù hợp, gây ảnh hưởng trực tiếp tới tình cảm, quyền, lợi ích của giữa những người có quyền hưởng thừa kế trong gia đình. Do đó, để tránh phát sinh các trường hợp tranh chấp đáng tiếc xảy ra thì quý khách hàng nên tìm hiểu kỹ các quy định của pháp luật trước khi thực hiện.

Tuy nhiên, thông qua nhiều năm kinh nghiệm tiếp xúc và tư vấn với khách hàng, Công ty Luật Minh Gia nhận thấy nhiều khi việc tìm hiểu kỹ các quy định của pháp luật về thừa kế đối với khách hàng còn gặp nhiều khó khăn do có quá nhiều văn bản pháp luật hoặc do khách hàng không có nhiều thời gian tìm hiểu…. Do vậy, nếu khách hàng đang có nhu cầu giải quyết về vấn đề thừa kế thì thay vì tự mình bỏ một khoảng thời gian lớn ra để tìm hiểu một số lượng lớn các quy định của pháp luật có liên quan thì tại sao không chọn hình thức đơn giản hơn đó là liên hệ trực tiếp với Luật Minh Gia để nhận được hỗ trợ chính xác, đầy đủ và kịp thời về vấn đề mình đang quan tâm, từ đó cũng tránh được các rủi ro đáng tiếc khi xử lý vụ việc.

Hiện nay, đối với khách hàng muốn tư vấn về các vấn đề pháp luật liên quan đến thừa kế thì có thể liên hệ trực tiếp với công ty thông qua hình thức gửi Email tư vấn trực tiếp hoặc gọi tới số: 1900.6169. Công ty Luật Minh Gia có đội ngũ luật sư và các chuyên viên tư vấn pháp luật có thể hỗ trợ tư vấn cho khách hàng về các vấn đề liên quan đến pháp luật thừa kế và các lĩnh vực khác để quý khách hàng tham khảo.

Dưới đây là nội dung công ty Luật Minh Gia tư vấn về mộ trường hợp phân chia di sản thừa kế trên thực tế, quý khách hàng có thể tham khảo để có thêm kiến thức pháp luật.

2. Tư vấn về trường hợp phân chia di sản thừa kế

Nội dung câu hỏi: Xin chào luật sư! Xin trợ giúp tôi về việc thừa kế di sản và phân chia di sản sao cho hợp lý và đúng pháp luật ạ. Vấn đề của tôi cụ thể như sau mảnh đất mà đại gia đình nhà tôi đang sinh sống là của ông bà nội tôi để lại cho bố mẹ tôi, bố mẹ tôi sinh được 6 người con 3gái và 3trai nhưng bố tôi mất sớm không để lại di chúc (năm1993) thì đến năm 1994 mẹ tôi làm lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ đứng tên bà. Và 6 anh chị em tôi đều đã xây dựng gia đình hết mẹ tôi chia mảnh đất đó làm 4 phần, anh thứ 2 một phần, anh thứ 3 một phần, chị thứ 5 một phần và phần còn lại của mẹ và vợ chồng tôi (con trai út) ở chung với mẹ đến nay được 10 năm rồi. Nay mẹ tôi cho anh thứ 3 về làm nhà trên nửa phần đất của mẹ và vợ chồng tôi chúng tôi không đồng ý mẹ tôi nói đất của bà bà cho tôi nhiều thì được nhiều bà cho tôi ít thì được ít không cho thì tôi cũng phải chịu. Vậy tôi xin được hỏi là: Bố tôi mất không để lại di chúc mà giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hiện tại chỉ đứng tên mẹ thì tôi có đòi được hưởng di sản thừa kế do bố để lại hay không? Nếu tôi có đc hưởng di sản thừa kế của bố tôi để lại thì cách chia hợp lý và đúng pháp luật trong trường hợp của tôi là như thế nào? Rất mong được quý luật sư giúp đỡ xin cảm ơn.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cần tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia, với thắc mắc của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp mảnh đất mà gia đình bạn sinh sống là tài sản do ông bà nội để lại cho bố mẹ bạn. Như vậy, có căn cứ để xác định đây là tài sản chung của hai vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Tại thời điểm bố bạn mất năm 1993 một nửa mảnh đất này được xác định là di sản thừa kế của bố bạn và sẽ được phân chia theo quy định của pháp luật cho những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bố bạn. Tại Điều 25 Pháp lệnh thừa kế năm 1990 có quy định Những người thừa kế theo pháp luật như sau:

“1 - Những người thừa kế theo pháp luật gồm có:

a) Hàng thứ nhất: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;…”

Do đó, vào năm 1994 khi mẹ bạn thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nếu tất cả những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bố bạn đã ký đồng ý để mẹ anh được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với phần đất này thì coi như các bên đã thực hiện thủ tục phân chia di sản thừa kế đối với di sản thừa kế của bố bạn. Và thời điểm hiện tại không có căn cứ để những người đồng thừa kế yêu cầu phân chia thừa kế đối với phần diện tích đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho mẹ bạn vào năm 1994. Trong trường hợp này, mẹ bạn có quyền tự định đoạt phân chia đối với toàn bộ diện tích đất này.

Nếu trong trường hợp vào năm 1994 mẹ bạn tự mình thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà không có sự đồng ý của tất cả những người đồng thừa kế thì việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho mẹ bạn là không phù hợp với quy định của pháp luật.

Trong trường hợp này, một nửa diện tích đất vẫn là di sản thừa kế của bố bạn và sẽ được phân chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bố bạn bao gồm mẹ bạn, tất cả các người con và ông bà nội (nếu ông bà còn sống tại thời điểm bố bạn mất).

Đồng thời, tại Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về thời hiệu yêu cầu phân chia di sản thừa kế (vấn đề thời hiệu được áp dụng theo quy định của pháp luật hiện hành) như sau:

“1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.

…”

Trong trường hợp này bố bạn mất năm 1994 tính đến nay vẫn còn thời hiệu yêu cầu phân chia di sản thừa kế. Do đó, nếu có căn cứ ghi nhận việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho mẹ bạn vào năm 1994 là không phù hợp với quy định của pháp luật thì những người thừa kế theo pháp luật của bố bạn có quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết phân chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn của công ty Luật Minh Gia về vấn đề bạn thắc mắc, nếu còn vướng mắc về nội dung tư vấn bạn có thể liên hệ lại với công ty để chúng tôi hỗ trợ tư vấn.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo