Vũ Thanh Thủy

Tư vấn về tranh chấp vách tường chung giữa hai nhà

Chào luật sư! Mong LS tư vấn giúp trường hợp của gia đình tôi như sau: Mẹ tôi & người cậu xây nhà cùng lúc, do cậu khó khăn nên mẹ tôi chấp nhận cho mượn vách để xây nhà. Nhà tôi đã hoàn thành thủ tục & có giấy hoàn công (ghi rõ đó là tường nhà tôi).

 

Giấy tờ của cậu tôi ghi rõ là tường mượn 30 năm. Sau khi cậu tôi bán nhà, sang tên cho chủ mới với điều kiện (thỏa thuận miệng) là giảm 100 triệu để họ xây bức tường riêng, không mượn vách của nhà tôi nữa!Nhưng khi nhận nhà/ sang tên thì họ nói là không xây tường, và không đụng đến vách tường mượn, nhưng họ mở lớp học gây tiếng ồn rất phiền toái. Vậy trường hợp chúng tôi muốn đòi lại bức tường, không cho mượn nữa và bắt buộc họ phải xây bức tường riêng bên phần diện tích nhà họ thì chúng tôi phải làm thế nào?

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi những thắc mắc của bạn đến công ty Luật Minh Gia, với những thông tin bạn cung cấp chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

 

Thứ nhất, về thỏa thuận mượn vách tường:

 

Theo thông tin bạn cung cấp, mẹ bạn có thỏa thuận cho người cậu mượn bức tường để xây nhà với thời gian 30 năm. Sau đó, cậu bạn có bán căn nhà và thỏa thuận miệng với người mua là giảm 100 triệu để cho họ tự xây bức tường riêng, không sử dụng tường của mẹ bạn nữa nhưng khi làm xong thủ tục sang tên, người mua không thực hiện theo đúng thỏa thuận ban đầu.

 

Theo quy định tại Điều 176 Bộ luật dân sự 2015 quy định về mốc giới ngăn cách các bất động sản:

 

"Chủ sở hữu bất động sản chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình.

......"

 

Theo quy định trên, việc xây dựng mốc giới ngăn cách giữa hai căn nhà chỉ được thực hiện trên phần đất của các bên, trường hợp mẹ bạn có thỏa thuận với cậu bạn về việc cho mượn bức tường trên để xây dựng thì việc xây dựng trên vẫn phải tuân thủ theo nguyên tắc quy định tại Điều 174 Bộ luật dân sự 2015:

 

"Khi xây dựng công trình, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải tuân theo pháp luật về xây dựng, bảo đảm an toàn, không được xây vượt quá độ cao, khoảng cách mà pháp luật về xây dựng quy định và không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, người có quyền khác đối với tài sản là bất động sản liền kề và xung quanh."

 

Để giải quyết trường hợp này, khi các bên không thỏa thuận được về vấn đề xây tường riêng, mẹ bạn có thẻ làm đơn yêu gửi UBND để được giải quyết. Nếu khi có sự can thiệp của phía UBND nhưng người mua vẫn không thực hiện theo thỏa thuận hoặc không giải quyết được thỏa đáng, mẹ bạn có quyền khởi kiện ra Tòa án yêu cầu giải quyết tranh chấp để xác định quyền sở hữu bức tường, bên khởi kiện có thể cung cấp tài liệu chứng minh ( giấy hoàn công) ghi nhận phần bức tường cho cậu bạn mượn nằm trên diện tích của gia đình bạn để làm căn cứ bảo vệ quyền lợi của mình.

 

Khi có bản án Tòa xác định tường thuộc sở hữu của mẹ bạn thì mẹ bạn có quyền yêu cầu phía bên sử dụng trái phép bức tường chấm dứt hành vi trên.

 

Thứ hai, về việc gây tiếng ồn:

 

Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định: 

 

 "Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

 

a) Gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau;

 

....."

 

Trường hợp, phía bên gia đình người hàng xóm gây tiếng ồn lớn trong khoảng thời gian từ 22h-6h sáng ngày hôm sau, ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình bạn, trước hết các bên nên thương lượng, thỏa thuận với nhau về việc hạn chế gây tiếng ồn ảnh hưởng đến gia đình bạn, hai bên có thể thỏa thuận thông qua việc giao kết bằng văn bản,… Trường hợp đã thỏa thuận,nhưng gia đình bên kia vẫn gây ra tiếng ồn thì bạn có quyền gửi yêu cầu giải quyết đến cơ quan công an xã/ phường để được giải quyết. và sẽ bị xử phạt theo quy định trên.

 

Trân trong.

CV tư vấn: Đào Thị Trà - Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Tư vấn nhanh