Triệu Lan Thảo

Điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn xử lý thế nào?

Nay tôi viết là để được sự tư vấn của Luật Minh Gia, cho tôi và gia đình được biết thêm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà bên kia phải bồi thường như thế nào để hợp lý giữa hai bên. Cụ thể tôi có vấn đề cần đuợc tư vấn. Hiện tại gia đình tôi vừa có người nhà bị tai nạn giao thông vào tháng 04/2015 và người nhà của tôi đã mất.

Vụ việc được nhân chứng kể lại như sau: người nhà của tôi đang điều khiển xe máy trên đường thì có một xe máy khác đi cùng chiều chạy ở phía trước và người nhà tôi xin vượt mặt về phía bên trái của người đi trước thì trong lúc đó có một xe máy khác chạy ngược chiều với tốc độ cao và có hơi men trong người đi theo chiều ngược lại và hai bên đã quẹt tay lái của nhau và té ra hai hướng khác nhau. Người nhà của tôi xe bị chai ở khoảng cách là gần 10m, còn xe ngược chiều té ở khoảng cách là 20m,khi đó người nhà của tôi đi xe không có đội mũ bảo hiểm nên đã đập đầu xuống nền đất cứng ở bên lề đường chỗ chiếc xe ngã và bi chấn thương sọ não và được những người xung quanh đưa đi cấp cứu, còn người kia bị té ở chiều ngược lại và chấn thương nhẹ hơn nhờ có đống rác bên đường. Người nhà của tôi đã mất trong đêm hôm đó do bị chấn thương sọ não nặng được Bác sĩ chuẩn đoán. Nay tôi viết là để được sự tư vấn của Luatminhgia cho tôi và gia đình được biết thêm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà bên kia phải bồi thường như thế nào để hợp lý giữa hai bên. Bên gây tai nạn đã xuống phúng viếng cho gia đình tôi được 8000000đ kể từ khi người nhà tôi mất. Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi về cho Công ty Luật Minh Gia, chúng tôi tư vấn trường hợp của bạn như sau:

Theo quy định của pháp luật hiện hành, tại Điều 202 Bộ Luật hình sự có quy định:

“1.Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a, Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;

b, Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;

c, Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

d, Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ, Gây hậu quả rất nghiệm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiệm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba thàng đến hai năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Tại Tiểu mục 4.1 Mục 4 Nghị quyết 02/2003/NQ – HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự có quy định:

“4.1. Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ nêu chỉ căn cứ vào thiệt hại xảy ra thì gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây phải chịu trách nhiệm hình sự theo Khoản 1 Điều 202 Bộ luật hình sự:

a, Làm chết một người;

b, Gây tổn hại cho sức khỏe của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;

…”

Do vậy, căn cứ vào Bộ luật hình sự, cũng như quy định cụ thể tại Nghị quyết 02/2003 thì người gây tai nạn trong trường hợp trên đã có hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông quy định tại Khoản 1 Điều 202BLHS, căn cứ vào mức độ của hành vi và các chứng cứ mà cơ quan điều tra thu thập được thì Tòa án có thể đưa ra mức bồi thường bằng tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, hoặc có thể cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm. Sau khi tai nạn xảy ra, người thân bạn đã mất, bên gây ra tai nạn phúng viếng với số tiền là 8.000.000 đồng. Số tiền đó có được coi là tiền bồi thường hay không là do hai bên thỏa thuận khi giao – nhận số tiền đó.

Đối với việc quyết định hình phạt cụ thể, ngoài việc căn cứ vào bộ luật hình sự, Tòa án khi quyết định hình phạt còn phải cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo