Tư vấn về trình tự giải quyết khiếu nại, tố cáo
Nội dung cần tư vấn: Ngày 8/7/2015 tôi có gửi đơn lên Giám đốc sở, khiếu nại về vi phạm tại cơ sở, và đã được thanh tra sở nhận đơn khiếu nại.Tôi được thông báo đơn khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền lợi của tôi, có tính chất tố cáo vi phạm pháp luật và phản ánh. Do vậy, Thanh Tra sở đã chuyển đơn về cho Thủ trưởng đơn vị giải quyết. Tuy nhiên vào ngày 15/7/2015, chánh văn phòng sở xuống gặp Thủ trưởng đơn vị để giải quyết đơn khiếu nại của tôi, (có biên bản làm việc) và được Thủ trưởng đơn vị mời đi ăn nhà hàng. Những ngày sau đó, Thủ trưởng đơn vị cho thay đổi và chỉnh sửa hồ sơ các vấn đề được nói tới trong đơn của tôi. Đến ngày 05/8/2015, Thủ trưởng đơn vị cho họp cơ quan, đọc Biên bản làm việc với Chánh văn phòng sở rồi tổ chức đấu tố tôi, cuối cùng là cho biểu quyết bằng cách giơ tay để " Nghiêm khắc phê bình ".
Xin cho hỏi , những việc làm trên của những người giải quyết khiếu nại có bị coi là vi phạm luật khiếu Nại hay không? nếu có, thì tôi có thể đòi lại sự công bằng cho mình không ?. Rất mong nhận được câu trả lời của quí vị. Xin chân thành cám ơn.
Trả lời tư vấn. Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới công ty luật Minh Gia, trường hợp của bạn theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật khiếu nại năm 2011, Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Khoản 1 Điều 2 Luật tố cáo năm 2011, tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Theo những quy định trên, việc yêu cầu cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết về hành vi vi phạm pháp luật mà không gây thiệt hại đến lợi ích, quyền lợi của mình thì được coi là hành vi tố cáo.
Thứ nhất, về trình tự giải quyết khiếu nại.
Việc giải quyết khiếu nại trước tiên là tiến hành kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp, nếu khiếu nại đúng thì ra quyết định giải quyết khiếu nại ngay;
Trường hợp chưa có cơ sở kết luận nội dung khiếu nại thì tự mình tiến hành xác minh, kết luận nội dung khiếu nại hoặc giao cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xác minh nội dung khiếu nại, kiến nghị giải quyết khiếu nại.
Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu, nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau thì người giải quyết khiếu nại tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại; việc đối thoại phải tiến hành công khai, dân chủ.
Trường hợp bạn không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Thứ hai, về trình tự giải quyết tố cáo. Khi nhận được tố cáo thì người giải quyết tố cáo có trách nhiệm phân loại và xử lý như sau:
Nếu tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, phải kiểm tra, xác minh họ, tên, địa chỉ của người tố cáo và quyết định việc thụ lý hoặc không thụ lý giải quyết tố cáo.
Nếu tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, người tiếp nhận phải chuyển đơn tố cáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cáo, nếu có yêu cầu.
Trường hợp tố cáo hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức đó giải quyết.
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó giải quyết.
Việc giải quyết tố cáo phải được căn cứ vào văn bản giải trình của người bị tố cáo, kết quả xác minh nội dung tố cáo, tài liệu, chứng cứ có liên quan, người giải quyết tố cáo phải kết luận bằng văn bản về nội dung tố cáo.
Hành vi sửa đổi, làm sai lệch nội dung tố cáo được coi là hành vi trái pháp luật.
Trân trọng
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất