Tư vấn về trách nhiệm đối với nguyên liệu trong hợp đồng gia công
(sau này hỏi anh A thì tôi mới biết là bà B không hề có gọi điện cho anh A). Tôi qúa chủ quan nên đã để cho bà B chở khúc gỗ đi. Đến ngày 25/11/2015, anh A cùng 2 người thanh niên đến nhà tôi, bắt tôi phải đền tiền khúc gỗ, tôi phải trả số tiền 7 triệu đồng, anh A viết giấy nhận tiền với nội dung là đã nhận đủ số tiền và sẽ trả lại tiền nếu Tôi lấy khúc gỗ đó về trả cho anh A. Vậy, cho tôi hỏi: Ai đúng, ai sai trong chuyện này, tôi có thể kiện ai, và về tội gì?" tôi hỏi anh A thì anh A nói đã trả đủ số tiền khi mua khúc gỗ của chị B. tối hỏi chị B thì chị B lại bảo là chưa trả đủ số tiền.Mấu chốt trong chuyện này để làm sáng tổ sự việc là gì.
Trả lời
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi, luật Minh Gia xin trả lời như sau:
Theo Điều 551 Bộ luật dân sự 2005 quy định:
"Điều 551: Nghĩa vụ của bên nhận gia công
Bên nhận gia công có các nghĩa vụ sau đây:
1. Bảo quản nguyên vật liệu do bên đặt gia công cung cấp;..."
Như vậy, khi anh A giao khúc gỗ đó cho bạn thì lúc này bạn sẽ là người có trách nhiệm bảo quản, trông giữ khúc gỗ đó. Vì vậy bạn phải có trách nhiệm bồi thường nếu làm mất hoặc làm hư hại khúc gỗ đó trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Mặt khác, vì lời nói của bà B và anh A không giống nhau, bạn lại không thể xác minh được lời ai nói là đúng ai nói là sai. Theo đó, bạn có thể nhờ tới công an xác minh, điều tra để tìm ra ai là người nói thật. Khi xác minh được ai là chủ sở hữu thực sự của khúc gỗ, bạn có thể tiến hành đòi lại tài sản.
Nếu bà B nói dối, bạn có thể yêu cầu bà B trả lại khúc gỗ cho bạn và anh A trả lại 7 triệu đồng cho bạn khi bạn đã đòi được lại khúc gỗ.
Nếu anh A là người nói dối, như vậy khúc gỗ là của bà B theo đó, anh A không phải là chủ sở hữu của khúc gỗ nên anh A không có quyền giao cho bạn, như vậy, bạn cũng không phải có trách nhiệm trông giữ, bảo quản và chịu trách nhiệm về khúc gỗ đó, nên bạn vẫn có thể yêu cầu anh A trả lại cho bạn số tiền 7 triệu đồng mà bạn đã đưa cho anh A.
Việc bạn yêu cầu trả lại tài sản, nếu người được yêu cầu không trả lại tài sản có thể sẽ phạm tội chiếm giữ trái phép tài sản theo Điều 141 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổ 2009
" Điều 141. Tội chiếm giữ trái phép tài sản
1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp..... tài sản có giá trị từ năm triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng,... sau khi chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp... yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội chiếm giữ tài sản có giá trị từ hai trăm triệu động trở lên hoặc cổ vật, vật có giá trị lịch sử, văn hóa có giá trị đặc biệt thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm."
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Tư vấn về trách nhiệm đối với nguyên liệu trong hợp đồng gia công. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.
Trân trọng
CV Lương Thị Huyền Châm - Công ty luật Minh Gia
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất