Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Tư vấn về nhập hộ khẩu chung cho trẻ mồ côi

Hỏi: Tôi làm nhân viên trại nuôi dạy trẻ mồ côi, xin hỏi như sau: Hai anh em ruột Nguyễn Ngọc Phước sinh năm 1999 (Lớp 9) và Nguyễn Văn Đức sinh năm: 2001 (Lớp 7) sinh sống tại CS BTXH ngoài công lập từ ngày 04/06/2006, là trẻ không cha, người mẹ thường đi lang thang bỏ con không nuôi và không cho đi học; Ông ngoại nhờ người viết đơn là người mẹ đứng tên Bà Nguyễn Thị Hòa sinh năm 1970 và ký tên.
 
Ông ngoại dẫn 2 đứa cháu và cầm đơn đến CS BTXH cho và giải thích sau đó người mẹ lúc đầu tinh thần ổn định vẫn đến thăm 1 hai lần. Từ năm 2007 đến nay không ai đến thăm, ông ngoại và bà ngoại đều chết, bà Nguyễn Thị Hòa không biết đi về đâu có hỏi thăm thì chị em cũng không biết riêng người thân chưa bao giờ đến thăm. cơ sở có liên hệ người dì để hỏi thăm về trẻ nhập khẩu gia đình trả lời không có. Nay phía cơ sở và hai trẻ có nguyện vọng đăng ký nhập khẩu thì phải làm sao? CS hiện nay đang giữa bảng chính và bảng sao giấy khai sinh trẻ, đơn xin vào cơ sở và hồ sơ cá nhân của trẻ ( Trẻ khai sinh ở xã Ninh Sim, hiện tại sinh sống 9 năm tại cơ sở ở xã Ninh Xuân nguyện vọng nhập khẩu vào sổ hộ khẩu ( BÀ ... là người nuôi dưỡng) ở xã Ninh Xuân ).
 
 

 
Tư vấn về nhập hộ khẩu chung cho con nuôi
Tư vấn về nhập hộ khẩu chung cho con nuôi




Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo như thông tin bạn cung cấp, hiện tại gia đình nhận nuôi dưỡng hai anh em muốn nhập hộ khẩu cho hai anh em vào hộ khẩu chung của gia đình. Do hai anh em ruột không còn người thân thích và có chỗ ở ổn định lâu dài 9 năm tại cơ sở bảo trợ tại xã Ninh Xuân nên khi làm hộ khẩu thường trú mới cần tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Pháp luật về thường trú cho phép mọi cá nhân có chỗ ở hợp pháp và ổn định đề được quyền đăng ký thường tại địa phương nói có chỗ ở hợp pháp đó. Căn cứ:

Điều 18 – Luật cư trú 2006. Đăng ký thường trú

Đăng ký thường trú là việc công dân đăng ký nơi thường trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký thường trú, cấp sổ hộ khẩu cho họ.

Điều 19 – Luật cư trú 2006. Điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh

Công dân có chỗ ở hợp pháp ở tỉnh nào thì được đăng ký thường trú tại tỉnh đó. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.


Điều 13 - Luật cư trú 2006. Nơi cư trú của người chưa thành niên
 

1. Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống.
 

2. Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.

 

*) Hồ sơ đăng ký hộ khẩu thường trú gồm:

+ Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu.

+ Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định ( đối với cá nhân chuyển hộ khẩu thường trú khác tỉnh ).

+ Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.

*) Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây không phải cấp giấy chuyển hộ khẩu:

+ Chuyển đi trong phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh; chuyển đi trong cùng một huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; chuyển đi trong cùng một thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

*) Tại Thông tư số 52/2010/TT-BCA hướng dẫn Luật cư trú, Nghị định 107/2007 và Nghị định 56/2010 về cư trú hướng dẫn như sau:

 

Điều 6. Hồ sơ đăng ký thường trú


2. Hồ sơ đăng ký thường trú đối với một số trường hợp cụ thể
 

Ngoài các giấy tờ chung có trong hồ sơ đăng ký thường trú quy định tại khoản 1 Điều này; các trường hợp dưới đây phải có thêm giấy tờ sau:
 

b) Người được cơ quan, tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc tập trung khi đăng ký thường trú thì cơ quan, tổ chức đó có văn bản đề nghị. Trường hợp được cá nhân chăm sóc, nuôi dưỡng tập trung thì cá nhân đó có văn bản đề nghị có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã. Văn bản đề nghị cần nêu rõ các thông tin cơ bản của từng người như sau: họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quê quán, dân tộc, tôn giáo, số chứng minh nhân dân, nơi thường trú trước khi chuyển đến, địa chỉ chỗ ở hiện nay.


i) Cá nhân được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình khi đăng ký thường trú phải có ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chữ ký, ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.

Sau khi đã làm đủ giấy tờ hồ sơ cần thiết, bạn mang hồ sơ đến nộp tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện hoặc Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Tư vấn về nhập hộ khẩu chung cho trẻ mồ côi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng


Luật gia Đào Quang Vinh - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo