Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng
Và trong đoạn rào này có một hàng Sưa Trắng đã trên 30 tuổi. ông B cho rằng cây sưa đổ lá sang nhà, nên ông B dùng lửa đốt chết 2 cây nhưng không hề trao đổi gì với nhà ông A, vụ việc được phát hiện vào ngày 01/02/2015. Ngày 03/02/2015, ông A gửi đơn đến Ban dân chính thôn. Đến ngày 09/02/2015, Tổ hòa giải cơ sở của thôn (nơi ông A và ông B cư trú) đã mời hai bên đến giải quyết. Tại buổi làm việc này, ông B đã thừa nhận có đốt chết cây của ông A và đồng ý ký tên vào biên bản. Ông A không chấp nhận hòa giải và yêu cầu ông B phải bồi thường thiệt hại. Kết quả hòa giải không thành. Tổ hòa giải chuyển vụ việc cho UBND xã giải quyết. Trong thời gian một năm, ông B không trao đổi gì với gia đình ông A. Nên đến ngày 02/02/2016, ông A tiếp tục gửi đơn nhờ UBND xã giải quyết. Ngày 09/3/2016, UBND xã mời ông A và ông B đến trụ sở để hòa giải nhưng ông B không đi và vợ ông B đi thay. Do thời gian xảy ra vụ việc, vợ ông B không có mặt tại địa phương, đương sự là ông B chứ không phải vợ ông nên Hội đồng hòa giải không giải quyết. Ngày 14/3/2016, UBND xã tiếp tục mời, ông B có đến trụ sở UBND xã nhưng trễ so với thời gian quy định 70 phút, Hội đồng hòa giải không giải quyết. Ngày 16/3/2016, UBND xã mời hai bên đến để giải quyết. Tại buổi làm việc này, ông B không xác nhận ý kiến tại biên bản giải quyết lần đầu của Tổ hòa giải ở thôn và cho rằng ông không đốt, đồng thời ông không có đủ tiền để bồi thường. Hội đồng hòa giải kết luận hòa giải không thành. Ông A đề nghị UBND hướng dẫn thủ tục để gửi hồ sơ lên Tòa giải quyết. Vậy theo các luật gia, việc làm của ông B có đúng không? Nếu ông B vi phạm luật thì phải xử lý như thế nào? Trình tự giải quyết từ thôn đến xã như thế đã đảm bảo chưa? Nếu ông A yêu cầu đưa vụ việc đến Tòa án thì cần thủ tục và trình tự gì?
Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, về vấn đề của bạn chúng tôi vấn như sau"
Trường hợp hàng cây xưa trắng được ông A chứng minh thuộc sở hữu hợp pháp của mình (nằm trên diện tích đất của ông A, hoặc do ông A trồng,..) thì việc làm của ông B là trái quy định của pháp luật và xâm phạm trực tiếp tới quyền sở hữu tài sản của cá nhân. Ông B có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại theo quy định nếu có căn cứ theo quy định tại Bộ luật dân sự.
" 1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.”
Về nguyên tắc bồi thường thiệt hại:
"1. Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác".
Ông B có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ, kịp thời những thiệt hại thực tế do hành vi của ông nay gây ra. Thiệt hại được xác định là giá trị của toàn bộ những cây gỗ xưa theo giá được định giá theo quy định của pháp luật. Ông A có trách nhiệm cung cấp những căn cứ, tài liệu, chứng cứ liên quan đến yêu cầu bồi thường thiệt hại để Tòa án xem xét và ra phán quyết.
Ngoài trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, nếu hành vi của ông B được thực hiện do lỗi cố ý; có tính chất nguy hiểm cho xã hội thì theo quy định tại Bộ luật hình sự thì cá nhân này có thể sẽ bị truy cứu THNHS.
“Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm
…
g) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
…
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
Để giải quyết vụ việc nêu trên nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, ông A có thể khởi kiện vụ án dân sự yêu cầu ông B bồi thường thiệt hại trong trường hợp tài sản bị hủy hoại theo quy định tại.
Ông A nộp hồ sơ bao gồm (đơn khởi kiện, các tài liệu, chứng cứ chứng minh có thiệt hại xảy ra, chứng minh thư nhân dân,...) tại Tòa án nhân dân quận, huyện nơi bị đơn là ông B cư trú theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự.
“1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Toà án theo lãnh thổ được xác định như sau:
a) Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;”
Trường hợp hành vi của ông B có dấu hiệu của tội phạm, có tính chất nguy hiểm cho xã hội thì ông A có quyền gửi đơn tố giác tới Cơ quan có thẩm quyền (Cơ quan công an, Viện kiểm sát, ....)
Cuối cùng, về biên bản hoà giải của tổ hoà giải cơ sở ở thôn và của hội đồng hoà giải của UBND xã. Theo quy định của pháp luật, thủ tục hòa giải trên không có chế tài bắt buộc đối với các bên thực hiện nên theo chúng tôi các cá nhân có thẩm quyền đã thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Để đảm bảo được quyền lợi của mình khi không đạt được sự tự nguyện bồi thường của ông B, ông A nên lựa chọn một trong hai phương án trên.
Tuy nhiên, nếu việc đốt cây chỉ xuất phát từ những mâu thuẫn nhỏ, không cần thiết phải khởi tố hình sự thì các bên nên tiến hành giải quyết tại TA. Phán quyết của TA có giá trị bắt buộc thực hiện nên sẽ có căn cứ để cưỡng chế giải quyết nếu bị đơn không tự nguyện thực hiện.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất