Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Tư vấn quyền đòi lại điện thoại bị trộm cắp đã qua mua bán

Nội dung yêu cầu tư vấn: Kính gửi luật sư! Tôi có mua 1 cái điện thoại di động tại cửa hàng bán điện thoại cũ. khi mua về tôi có rao bán nó trên mạng thì có người đến xem và mua máy với giá 3.900.000VNĐ. Sau khi mua họ đã lên báo công an đó là điện thoại của họ bị mất trộm. và tôi bị mời về cơ quan công an để điều tra. và tôi đã bị cơ quan công an tịch thu số tiền bán máy cho chính người mất là 3.900.000 VNĐ.

Khi tôi mua điện thoại tại cửa hàng bán điện thoại cũ đó. tôi không hề biết đó là máy mất trộm. chủ cửa hàng điện thoại cũng đã được mời lên làm việc với cơ quan công an. và chủ cửa hàng cũng khai nhận là máy mua lại của người khác rồi mới bán lại cho tôi.

Vậy cho tôi hỏi trong trường hợp của tôi thì tôi có phải chịu trách nhiệm mất số tiền 3.900.000VNĐ hay không. Nếu tôi là người bị mất số tiền đó thì chủ cửa hàng bán cho tôi có phải trả lại số tiền mà tôi đã mua điện thoại ở cửa hàng họ hay không. Cơ quan công an có trách nhiệm truy thu số tiền từ chủ cửa hàng đã bán điện thoại cho tôi hay không?, hay là tôi phải chịu mất số tiền nói trên. Mong luật sư giải đáp cụ thể thắc mắc của tôi. tôi xin chân thành cám ơn.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Trước hết nếu bạn và người chủ cửa hàng cầm đồ hoàn toàn không biết chiếc điện thoại là tài sản trộm cắp thì sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Điều 167 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình như sau:

“Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.”

Như vậy, do chiếc điện thoại là tài sản do trộm cắp mà có, việc bạn hay người chủ tiệm cầm đồ chiếm hữu chiếc điện thoại hoàn toàn nằm ngoài ý chí của người chủ sở hữu thật sự. Bởi vậy pháp luật lựa chọn bảo vệ quyền lợi cho người chủ sở hữu thực sự.

Do đó trong tình huống của bạn thì chủ sở hữu tài sản có quyền đòi lại tài sản của mình mà không phải chịu bất cứ chi phí nào.

Điều 133 Bộ luật dân sự 2015 có quy địnhBảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu như sau:

“1. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 167 của Bộ luật này.”

Điều 167 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình như sau:

“Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.”

Như vậy, chủ cửa hàng cầm đồ phải tìm người đã bán điện thoại cho mình, tức người ăn trộm để đòi lại số tiền mà chủ cửa hàng cầm đồ đã bỏ ra mua điện thoại từ người này.

Trong trường này, bạn sẽ được xác định là người thứ ba ngay tình tuy nhiên do tài sản trong trường hợp này là tài sản trộm cắp nên bạn vẫn phải trả lại cho người chủ sở hữu 3,9 triệu đồng. Về số tiền mà bạn đã bỏ ra mua điện thoại từ người cầm đồ thì bạn phải gặp người cầm đồ để đòi lại số tiền đó. Nếu bạn không đòi được thì bạn có thể yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại

Trân trọng!

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169