Luật sư Trần Khánh Thương

Tư vấn một số vấn đề về nghĩa vụ quân sự

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Chào A/C! Nhờ a/c tư vấn giúp em. Vấn đề của em như sau: Em sinh 12/02/1990 em vừa nhận giấy khám sức khoẽ quân sự lần 1 năm 2017. Em biết là em vắng sẽ bị phạt hành chính và buộc phải khám lại. Nếu em vẫn không khám sức khoẽ lại sẽ bị xử như thế nào? Em cũng sắp hết tuổi nghĩa vụ rồi ạ.

 

Em đang đi làm. Thật sự em không muốn đi. Em không có bằng đại học hay cao đẳng gì cả. Em học đào tạo chương trình aptech theo khoá để nhận bằng. Khoá em đào tạo là 2 năm. Nhưng lúc em học có tạm hoãn nghĩa vụ quân sự. Vậy trường hợp của em hết tuổi nghĩa vụ quân sự là 25 hay 27 ạ. Em xin cảm ơn a/c 

 

Trả lời tư vấn: Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định:

 

"Điều 30. Độ tuổi gọi nhập ngũ

 

Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi."

 

Theo đó, trường hợp nam công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học và đã được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự thì độ tuổi gọi nhập ngũ là hết 27 tuổi. Theo thông tin bạn cung cấp thì trường hợp của bạn độ tuổi gọi nhập ngũ sẽ là hết 25 tuổi.

 

Việc xử lý vi phạm, Điều 7 Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định:

 

"Điều 7. Vi phạm quy định về nhập ngũ

 

1. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng.

 

2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chấp hành lệnh gọi nhập ngũ đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này."

 

Theo đó, trường hợp trốn tranh lệnh gọi nhập ngũ thì sẽ bị xử phạt và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định trên. Trường hợp đã xử phạt nhưng bạn vẫn không thực thực hiện thì cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành cưỡng chế theo quy định tại Điều 86 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012:

 

"Điều 86. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

 

1. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt được áp dụng trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 73 của Luật này.

 

2. Các biện pháp cưỡng chế bao gồm:

...

d) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này."

 

Ngoài ra, Điều 6 Nghị định 02/2014/NĐ-CP quy định:

 

"Điều 6. Cưỡng chế thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc

 

Người phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc nếu không tự giác chấp hành quyết định hoặc chống đối thì cơ quan Công an có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và cưỡng chế cần thiết theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Công an để buộc người đó phải chấp hành. Trường hợp hành vi chống đối có dấu hiệu của tội phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự."

 

Bạn tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp: ( Tổng đài luật sư trực tuyến 1900.6169 )

 


Trân trọng
P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo