Cao Thị Hiền

Tư vấn chia tài chung khi ly hôn và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Câu hỏi: Vấn đề 1:Tôi có người chị đã lập gia đình cách đây 10 năm và khi lập gia đình thì bố mẹ tôi có cho chị tôi một mãnh đất nhỏ để cất nhà ở, và trên mảnh đất này bố mẹ tôi cũng đã bỏ một số tiền ra để cất nhà cho chị tôi và có nói miệng là trước mắt bố mẹ bỏ tạm ứng một số tiền ra trước để làm cho căn nhà.

Khi nào vợ chồng anh, chị có tiền thì trả sau cũng được (hình thức chỉ là nói miệng và hiện tại khu đất mà anh chị tôi ở vẫn còn nằm trong bản đồ sổ đỏ của bố mẹ tôi, chưa tách sổ đỏ ).Trong quá trình ở thì anh chị tôi có bỏ tiền ra xây dựng thêm một số công trình phụ như nhà bếp và nhà vệ sinh,,, nay vợ chồng anh chị tôi có chuyện lục đục nên đòi li hôn thì xin hỏi luật sư lô đất và căn nhà mà bố mẹ tôi đã bỏ tiền ra xây cũng như cho ở  thì có được chia đôi khi 2 vợ chồng anh chị tôi li hôn không ạ?

Vấn đề 2: Trong quá trình sinh sống thì anh rể có ý muốn vay tiền ngân hàng nhưng chị tôi không đồng ý, anh ấy đã thông đồng với nhân viên ngân hàng giả chữ ký của chị tôi để được vay tiền, vậy tôi xin hỏi anh rể tôi phạm tội gì?

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, về mảnh đất và căn nhà. Căn cứ tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về Tài sản chung của vợ chồng:

“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”

Theo quy định này, thì mảnh đất mà bố mẹ bạn cho vợ, chồng chị của bạn xây nhà không thuộc tài sản chung của hai người. Mảnh đất này hiện vẫn do bố mẹ bạn đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nên thuộc quyền sử dụng của bố mẹ bạn. Do vậy khi vợ chồng chị của bạn ly hôn thì mảnh đất này không bị đem ra để chia tài sản chung.

Về căn nhà, trường hợp vợ chồng chị của bạn đã trả hết số tiền mà bố mẹ bạn cho ứng để xây nhà. Thì căn nhà sẽ là tài sản chung của vợ chồng chị của bạn, khi ly hôn sẽ bị chia tài sản. Trường hợp đến bây giờ họ vẫn chưa trả tiền bố mẹ bạn, bố mẹ bạn không cho vợ chồng chị bạn số tiền đó thì ngôi nhà thuộc quyền sử hữu của bố mẹ bạn, sẽ không bị chia tài sản khi họ ly hôn trừ những tài sản mà vợ chồng họ cùng nhau tạo lập (nhà vệ sinh, nhà bếp…)

Thứ hai, về hành vi giả mạo chữ ký của anh rể bạn. Hành vi giả mạo chữ ký của người khác là trái pháp luật và tùy vào hậu quả có thể bị xử lý vi phạm hành chính. Trong trường hợp có đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trước hết chị của bạn có quyền khởi kiện ra Tòa án đề nghị tòa tuyên việc vay tiền ngân hàng của chồng chị ấy là giao dịch vô hiệu vì người chồng đã giả mạo chữ ký của chị ấy đểt thực hiện giao dịch này, khi không được sự đồng ý của chị ấy. Căn cứ theo quy định tại điều 127, Bộ luật Dân sự 2015 về Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép

“Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.

Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.”

Ngoài ra, với hành vi giả mạo chữ ký, thông đồng với nhân viên ngân hàng để vay tiền. Tùy mức độ vi phạm mà hành vi này của anh rể bạn có thể bị khởi tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại điều 174, Bộ luật Hình sự năm 2015:

"1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

…”

Trân trọng

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169