LS Hồng Nhung

Trường hợp cháu được thừa kế thế vị mà muốn được hưởng phần di sản nhiều hơn có được không?

Khi ông bà mất, cháu muốn được hưởng phần thừa kế nhiều hơn những người khác có được không? Luật Minh Gia tư vấn như sau:

 

Nội dung tư vấn: Kính gửi Luật sư :Gia đình Ông em có 5 thành viên(ông ,bà,cô 2,cha em và cô 4). Chủ hộ là ông em đứng tên hết mọi giấy tờ(chỉ 1 mình ông đứng). Sau đó ông em mất . Cha em có làm hồ sơ lấy đi 2 công ( hợp pháp).Phần còn lại của ông em vẫn còn đứng tên ông em và đợi  thừa kế . Và sau đó cha em bị tai nạn và mất, em cũng làm hồ sơ chuyển 2 công của cha cho mẹ em ( thuộc quyền quyết của mẹ em, hợp pháp). Bây giờ còn lại phần của ông em đợi người thừa kế. Em là cháu được hưởng thừa kế thay cha và mấy cô cũng đồng ý chuyển phần thừa kế còn lại này cho bà em (hẹn tết này họp gia đình và ký tên). Nhưng gần đây em phát hiện 1 số chuyện về bà em có ý định sau khi làm giấy cho bà em sở hữu rồi bà sẽ chia ruộng cho cô 4 và cô 2 ,phần còn lại bà vẫn sở hữu và đến khi mất thì cũng phải chia 3 chia 4 nữa.... thì em có phần thiệt. Với lại em được biết nếu là chủ sở hữu còn sống thì quyết định và cho hết cho ai cũng được ( khi bà lên chủ sở hửu). Em sợ bà chia hết cho 2 cô ,nên em đang phân vân có ký cho bà làm chủ sở hữu hay không?  Còn nếu không ký thì chia làm 4 theo luật. Luật sư cho e hỏi :

Trong trường hợp thừa kế trực tiếp phần đất còn lại của ông thì em thuộc quyền thừa kế thứ mấy có ngang hàng với bà và 2 cô và được hưởng như nhau hay nhiều hơn? 

Còn trong trường hợp bà là chủ sở hữu bà và còn sống và có ý định chia cho đất cho 2 cô nhiều hơn hoặc cho hết thì em có quyền gì không? (có ký tên giống TH1 không?). Nếu có thì có ngang hàng với nhau được chia như thế nào? (2 cô thì lấy chồng .Cha em ở cùng bà và mẹ và em và đứa em gái chưa 18t  xây nhà trên 1 công của ông và sau này chịu trách nhiệm thờ phụng ,cha em mất trách nhiệm đó là của em. Em hơi tham lam, em muốn em được 1 nền nhà để thờ phụng và thêm 2 công ruộng vì em là người ở cùng bà và chịu trách nhiệm chăm sóc và thờ phụng sau này. ( Cô 2  lấy chồng cũng có đất bên chồng 1 công nên nhà và 1 công 8 ruộng gia đình cũng khá giã và tự cũng có đất ở thành phố). Xét về tình về lí thì em được hưởng nhiều hơn 2 cô nếu thương lượng thành công.  

 

Trả lời tư vấn: Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Thời điểm ông bạn mất là thời điểm mở thừa kế theo Khoản 1 Điều 611 Bộ luật dân sự 2015:

 

1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.

 

Do vậy, kể từ thời điểm mở thừa kế, tài sản chung của ông bà sẽ được chia đôi với một phần thuộc sở hữu của bà và một phần thuộc sở hữu của ông; phần sở hữu của ông sẽ được chia thừa kế theo pháp luật do ông mất không để lại di chúc.

 

Theo Khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 về những người thừa kế theo pháp luật:

 

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

 

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

 

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

 

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

 

Vậy, những người có quyền hưởng di sản thừa kế của ông bạn bao gồm: bà, cô 2, cha bạn, cô 4. Và những người này sẽ được chia phần di sản bằng nhau theo Khoản 2 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015.

 

Đối với phần tài sản còn lại thuộc sở hữu của bà thì bà hoàn toàn có quyền định đoạt như tặng cho, chuyển nhượng, để lại thừa kế cho bất kì ai theo Điều 194 Bộ luật Dân sự 2015:

 

Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản.

 

Trường hợp này, hiện bà nội bạn còn sống, song cha bạn đã mất nên bạn sẽ được hưởng quyền thừa kế thế vị theo Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015:

 

Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng.
CV tư vấn: Hồng Nhung - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo