Lại Thị Nhật Lệ

Tranh chấp về di sản thừa kế và di sản dùng để thờ cúng.

Chế định thừa kế được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015 hiện nay đang phát sinh tranh chấp tương đối nhiều, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình cảm gia đình cũng như đời sống từng cá nhân. Đặc biệt, đối với loại di sản là quyền sử dụng đất có sử dụng vào mục đích thờ cúng. Nếu có thắc mắc về vấn đề này, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.

1.Luật sư tư vấn về tranh chấp di sản thừa kế và di sản dùng để thờ cúng.

Người Việt Nam vốn coi trọng việc thờ cúng tổ tiên, luôn xem đây là trách nhiệm hệ trọng, thiêng liêng của con cháu để thể hiện sự thành kính, biết ơn đối với những người đã có công sinh thành, dưỡng dục. Để phục vụ cho mục đích này, di sản được để lại thường là nhà ở gắn liền quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, do tính chất quyền sử dụng đất là tài sản có giá trị lớn nên những người được giao quản lý dễ nảy sinh ý đồ chiếm đoạt, tìm mọi cách để chuyển hóa đất thờ cúng thành đất của mình. Hành vi này gây ảnh hưởng đến quyền lợi của những người thừa kế khác cũng như các vấn đề tâm linh của gia đình, dòng họ. Do vậy mà nảy sinh tranh chấp.

Như vậy, để được giải đáp cụ thể các vấn đề liên quan đến tranh chấp di sản sử dụng vào mục đích thờ cúng, quý khách hàng có thể liên hệ với Công ty Luật Minh Gia thông qua hình thức như gửi Email tư vấn hoặc liên hệ trực tiếp tới số tổng đài 1900.6169 để được kịp thời hỗ trợ giải đáp các thắc mắc.

2. Giải quyết trường hợp tranh chấp di sản dùng để thờ cúng.

Ông bà nội tôi mất hai năm trước, ông nội tôi đứng tên trong sổ quyền sử dụng đất là hộ, không có di chúc để lại. Ông nội tôi có tổng cộng 11 người con, trong đó ông chú út bị bệnh tâm thần, hiện tại thì ba mẹ tôi ở chung nhà với ông chú, và ông bà nội, là người thờ phụng ông bà. Ba người cô của tôi mỗi người có một nền nhà mà lúc ông nội còn sống cho ở nhưng không sổ đỏ. Giờ họ đòi tách sổ đỏ, mà thỏa thuận chia đất không được. Tôi muốn hỏi nếu như tách sổ ra cho mấy cô, và phần đất nền nhà thờ mà ba tôi đang ở, thì họ đồng ý làm sổ đỏ cho ba tôi và phải nuôi ông chú tâm thần như lúc truớc. Nhưng ba tôi lại không có quyền bán, vay ngân hàng, hay sử dụng gì. Vậy đối với luật thì quyền lợi của ba tôi là như thế nào. Xin được luật sư tư vấn. 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi tư vấn đến công ty Luật Minh Gia. Chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Căn cứ theo Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật thì trong trường hợp người mất không để lại di chúc thì di sản thừa kế sẽ được chia cho những người ở hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: bố mẹ, vợ, chồng và các con. Ông bà bạn mất mà không để lại di chúc do đó di sản thừa kế của ông bà sẽ được chi cho bố bạn, các cô và người chú (con của ông bà). Mỗi người sẽ được hưởng một phần bằng nhau trong khối di sản thừa kế, các bên có thể thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án phân chia.

Di sản thừa kế do ông bà bạn để lại sẽ bao gồm: nhà đất do bố mẹ bạn và chú hiện nay đang ở và 3 phần đất nền do các cô đang sử dụng. Mặc dù 3 phần đất nền trên được ông bà tặng cho 3 người cô trước khi mất tuy nhiên đất chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, việc tặng cho không được lập thành hợp đồng không có công chứng hoặc chứng thực do đó việc tặng cho sẽ bị vô hiệu. 

Theo nguyên tắc sau khi khai nhận di sản thừa kế, làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận hoặc làm thủ tục sang tên thì người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ có toàn quyền định đoạt như mua bán, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp v.v.. 

Tuy nhiên, theo Điều 645 Bộ luật dân sự 2015 quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng:

"1. Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.

Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.

Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.

..."

Di sản thờ cúng là phần di sản do người lập di chúc chỉ định dùng vào việc thờ cúng, phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di cách quản lý và thực hiện việc thờ cúng, nếu không được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng. Theo đó, ông bà bạn mất không để lại di chúc do đó phần nhà và đất mà bố bạn đang ở không được xác định là di sản thờ cúng. Tuy nhiên, nếu các bên có thỏa thuận dùng vào mục đích thờ cúng và làm thủ tục sang tên cho đất cả những người được hưởng di sản thừa kế thì khi bố bạn muốn mua bán, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp thì phải được sự đồng ý của những người này.

Nếu bố bạn và các cô không thể thỏa thuận được về việc phân chia di sản thừa kế thì có quyền yêu cầu Tòa án phân chia. Tòa án sẽ căn cứ vào khối di sản do ông bà để lại để thực hiện phân chia, mỗi người sẽ được chia một phần bằng nhau.  Khi có bản án, quyết định của Tòa án thì những người hưởng di sản thừa kế có quyền đứng tên và toàn quyền định đoạt, sử dụng, thế chấp v.v..

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề bạn quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến Tổng đài luật sư tư vấn luật trực tuyến - 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Trân trọng!

Cv: Vũ Nga- Công ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn